Từ Thần Học

 Từ Ngữ Thần Học 

Phục Vụ - SERVE – SERVICE

Trong ngôn ngữ của Thánh Kinh Cựu Ước và Tân Ước, ngữ cảnh và quan điểm Thần Học của sự phục vụ con người và Đấng Thần Hựu cũng được ghi chép lại rất thâm thúy, sâu nhiệm, và hệ thống.

Động từ ʻâbad [עָבַד 5647] trong tiếng Hi-bá-lai được ghi chép trong Kinh Thánh khoảng 293 trong 263 câu Kinh Thánh dựa theo Bản Dịch KJV (King James Version) lần với ý nghĩa là phục vụ (to serve).

Danh từ ʻăbôdâh [עֲבֹדָה 5656] trong tiếng Hi-bá-lai được ghi lại khoảng 96 lần theo Bản Dịch KJV, bao gồm các ý nghĩa như: làm bất cứ công việc gì (work of any kind), sự nô lệ (slave), cuộc sống như người nô lệ (bondservant), lao động (labour), làm mục vụ (ministering), sự phục vụ (service). Trong ý nghĩa tích cực của thuật ngữ “labour” lao động hay làm việc cho Đức Giê- Hô-Va được ghi lại ở trong sách Nê-hê-mi 3:5.

Danh từ ʻăbôdâh (service) sự phục vụ cũng mang ý nghĩa của sự nô lệ “slavery” (Xuất-ê-díp-tô-ký 1:14; 2:23); cưỡng bức lao động “oppressive labour” (1 Các vua 12:4; I-sai 14:3). Nhưng thuật ngữ “sự phục vụ” này cũng mang ý nghĩa phụng vụ Đức Giê-hô-va qua các nghi lễ thờ phượng ở trong Lều Tạm (Tabernacle) và Đền Thờ (Temple) qua các phân đoạn Kinh Thánh như: Xuất-ê-díp-tô-ký 35:21; 36:1; Dân số ký 3:7; 4:19; Giô-suê 22:27; 1 Sử ký 9:13; 23:24; Ê-xê-chi-ên 44:14).

Trong Cựu Ước, thuật ngữ “Sự phục vụ - Service” có nghĩa là “làm việc”, “phục vụ”, và “làm nô lệ”. Thuật ngữ “sự phụ c vụ” này cũng được dùng để mô tả công việc ở đồng ruộng (Xuất- ê-díp-tô-ký 1:14), nghi lễ trong đền thờ (Dân số ký 7:9), phụng vụ Đức Giê-hô-va (Dân số ký 8:11), Sự phục vụ của các người Lê-vi hay Thầy Tế Lễ (Dân số ký 8:22), Sự phục vụ cho vua (1 Sử ký 26:30).

Sự phục vụ cho người khác hay cho Đức Chúa Trời và sự thờ phượng Ngài được ghi chép lại ở trong Kinh Thánh. Gia-cốp đã làm việc cho La-ban bảy năm để cưới được vợ (Sáng thế k ý 29:15-30). sự phục vụ như là người làm nô lệ (Xuất-ê-díp-tô-ký 5:11; Lê vi ký 25:39; 1 Các vua 12:4; I-sai 14:3; Ca thương 1:3), công việc đồng ruộng (1 Sử ký 27:26), công việc lao động hằng ngày (Thi thiên 104:23). Kinh Thánh cũng ghi lại công tác phục vụ cho vương quốc đời này (2 Sử ký 12:8), phục vụ ở trong nơi thờ phượng Chúa (Xuất-ê-díp-tô-ký 30:16; Dân số ký 4:47; 1 Sử ký 23:24), phục vụ như tôi tớ của Chúa (Ê-xơ-ra 8:20), phục vụ cho Đức Chúa Trời (Giô-suê 22:27).

Sự phục vụ được xem như là phước hạnh nhất là phụng vụ ở trong Đồn Thờ (the service of Temple vessels - 1 Sử ký 9:28), hành động thờ phượng (2 Sử ký 35:10; Xuất-ê-díp-tô-ký 12:25-26), dâng các của lễ (Giô-suê 22:27), công việc của Thầy Tế Lễ (Dân số ký 8:11).

Trong Tân Ước, thuật ngữ “doulos - đầy tớ” thường được dùng mô tả sự làm nô lệ cho một người chủ (a master's slave), hay cũng có nghĩa là một người theo Chúa giống như là “tôi tớ - servant” của Đức Chúa Trời(Tít 1:1),, “đầy tớ” của Đức Chúa Trời và của Chúa Cứu Thế Giê-su (Gia-cơ 1:1; Rô-ma 1:1; Phi-líp 1:1). Chính Chúa Giê-su đã “mang lấy bản thể của một tôi tớ” (Phi-l íp 2:7). Những tin Chúa đã được trở thành những người công chính từ những người nô lệ trong tội lỗi (Rô-ma 6:17-18).

Thuật ngữ “diakonos- phụ c vụ” có nghĩa là sự ân cần tiếp khách - hospitality (Ma-thi-ơ 8:15), phân phát thức ăn (Công vụ 6;1), dọn bàn (Giăng 12:2), công việc của chấp sự (1 Ti-mô-thê 3:10), tận dụng ân tứ Thánh Linh (1 Phi-e-rơ 4:10-11), và phục vụ cho các thánh đồ (1 Cô-rinh-tô 16:15). Sứ đồ Phao-lô tin rằng công tác quyên góp tiền bạc để giúp cho Hội Thánh tại Giê-ru-sa-lem giống như là sự phục vụ (2 Cô-rinh-tô 8:4; 9:11-13), cùng công tác giảng dạy và thánh vụ cho nhu cầu thuộc linh.

Tân Ước mô tả ý nghĩa phục vụ cho Chúa (Ma-thi-ơ 27:32), dâng của lễ sống - sacrificial living (Rô-ma 12:1; Phi-líp 2:17), làm việc khó nhọc vì Danh Chúa (Ê-phê-sô 6:7; Cô-lô-se 3:22; Phi-líp 2:30), thờ phượng (Rô-ma 9:4; Hê-bơ-rơ 12:28), dâng hiến (Rô-ma 15:31; 2 Cô-rinh-tô 9:12), và mục vụ cá nhân (Rô-ma 12:7; 1 Ti-mô-thê 1:12; 2 Ti-mô-thê 4:11). Sách Hê-bơ-rơ 1:14 nói về mục vụ của thiên sứ, và phục vụ trong quân đội có đề cập trong 2 Ti-mô-thê 2:4.

Kinh Thánh đề cập đến những ân tứ phụng vụ (serving gifts) khác nhau mà con dân Chúa cần phát huy và tận dụng cách khôn ngoan nhằm gây dựng Thân Thể của Chúa Cứu Thế càng tăng trưởng và vững mạnh như:
1) Ân tứ giúp đỡ (Helps) – 1 Cô-rinh-tô 12:28.
2) Ân tứ tiếp khách (Hospitality) – 1 Phê-rơ 4:9; Rô-ma 12:13.
3) Ân tứ dâng hiến (Giving) – Rô-ma 12:8.
4) Ân tứ điêù hành (Administration) – 1 Cô-rinh-tô 12:28.
5) Ân tứ thương xót (Mercy) – Rô-ma 12:8.
6) Đức tin (Faith) – 1 Cô-rinh-tô 12:9.
7) Ân tứ phân biệt – (Discernment) – 1 Cô-rinh-tô 12:10.

XIN ĐỌC TIẾP PHẦN CÒN LẠI --- FACEBOOK.COM/SACHTINLANH

Mục Sư Tiến Sĩ Ngô việt Tân
Viện Phó VBTS

Các bài khác :: Tìm Hiểu Danh Xưng Giê Hô Va YHWH
:: Tóm tắt luận điểm của các thần học gia
:: Nội dung 95 luận đề của Martin Luther
:: Tâm thần là gì?
:: Trí huệ phái (Gnosticism)

Liên hệ

Hội Thánh Baptist Công Bình 380/383 Phạm văn Hai P.5 Q. TB. TPHCM (ĐT: 38454061) Giờ nhóm CN: Sáng 8 giờ Chiều 6 giờ 30. Quản nhiệm Hội Thánh MS. Nguyễn Quốc Thịnh. ĐT: 38454061. Chủ nhiệm Mục vụ: MS. Nguyễn Quốc Dũng. ĐTDĐ 0938615997



Câu gốc hôm nay

“Vì vậy, Ngài phán rằng sẽ diệt chúng nó đi; Nhưng Môi-se, là kẻ Ngài chọn, đứng nơi triệt hạ trước mặt Ngài, đặng can gián cơn giận Ngài, e Ngài hủy diệt họ chăng.”. Thi Thiên 106: 23.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


» gửi email cho chúng tôi » xem thêm các hình ảnh khác » gửi câu hỏi cho chúng tôi