Cuộc sống trong thời Tân Ước

          Nhiều năm trước đây có những con đường  đi đến  miền  đất  Israel. Những con đường nầy đi từ phía Đông và phía Bắc, những con đường khác đi từ miền Nam Ai Cập. Các nhà buôn  đã nhờ những con đường nầy để đi lại từ nơi nầy đến nơi khác, hầu hết họ đi bằng lạc đà, họ mua và bán  hàng  hóa trên suốt  tuyến đường họ đi qua lãnh thổ Israel và rồi cũng dừng lại ở Israel, trung tâm của thế giới thời bấy giờ. Nói cách khác, Israel nơi Chúa Giê Su đã sinh ra là trung tâm của thế giới. Tất cả những điều nầy xảy ra trong thời đại của Thánh kinh dường như nói lên rằng “Israel là một vùng đất  rất đặc biệt.”

 

Những nơi thờ phượng:

          Đền thờ đẹp đẽ nằm trong thành phố Jerusalem, nơi nầy là trung tâm thờ phượng của người Giu-đa. Vua Hê rốt đã xây đền thờ nầy không lâu trước khi Chúa Giê Su   giáng sinh, đền thờ nằm trên đỉnh đồi với sự phản chiếu  lấp lánh của những bức tường bằng đá cẩm thạch và có thể nhìn thấy quang cảnh của thành phố, có những cổng đá lớn mở ra từ bốn phía. Chúa Giê Su gọi đền thờ này là nhà của Cha ta (Giăng 2:16).

         Mỗi một thị trấn cũng có một nơi thờ  phượng. Những nơi nầy gọi là nhà hội, những người lãnh đạo nhà hội học Thánh kinh Cựu ước và những luật lệ của  người Giu-đa, sau đó họ dạy cho mọi người. Nhà hội nhìn giống như nhà thờ ngày nay, mọi người ngồi trên những băng ghế dài, người hướng dẫn đứng trước bục giảng, có một cái hộp đặc biệt dùng để đựng những cuộn sách  Kinh thánh.

         Vào ngày Sa-bát mọi người đi đến nhà hội, người hướng dẫn đọc một câu Kinh thánh kêu gọi mọi người bước vào sự thờ phượng, cầu nguyện, cảm tạ và ngợi khen. Sau khi mời người cầu nguyện, người hướng dẫn mời một người đọc Kinh thánh, bất cứ người nào dạy về Kinh thánh đều có thể chia sẻ được, buổi thờ phượng được kết thúc với một lời chúc phước.

 

Luật pháp của Đức Chúa Trời:

          Đức Chúa Trời đã ban cho người Giu-đa mười điều răn và nhiều luật lệ khác tại núi Si-nai. Những luật nầy răn dạy mọi người cách thờ phượng để được đẹp lòng Đức Chúa Trời và sống đời sống thánh khiết.

          Chúa Giê Su dạy người Giu-đa những luật lệ quan trọng, nhưng lòng kính mến Chúa và yêu thương người là quan trọng nhất.

 

Ngày Sa-bát:

        Đức Chúa Trời ban cho người Do Thái ngày Sa-bát làm ngày nghỉ. Vào ngày thứ Bảy trong tuần họ nghỉ các công việc để làm ngày thánh.

        Các thầy dạy luật và người Pha-ri-si đã thêm vào hàng trăm luật lệ khác làm thế nào để giữ ngày Sa-bát làm ngày thánh. Họ chỉ lo lắng để tuân thủ những luật  lệ nầy. Họ quên đi rằng Đức Chúa Trời đã ban cho họ ngày Sa-bát là một ngày đặc biệt.

        Ngày Sa-bát họ không đi xa, họ không khuân vác bất cứ cái gì từ nơi nầy đến nơi khác, không khạc nhổ lên đất, không gạch một vạch nhỏ trên đất, nếu họ làm như vậy coi như làm một việc không thanh sạch. Nếu một con gà đẻ trứng trong ngày Sa-bát, họ không ăn trứng đó.

         Đương khi Chúa Giê Su và môn đồ của ngài bứt bông lúa mì và ăn trong ngày Sa-bát, Chúa Giê Su chữa bệnh, người Pha-ri-si nói Ngài làm việc trong ngày Sa-bát, Ngài đã phá luật nầy nên họ giận dữ và muốn giết Ngài.

 

Các nhóm tôn giáo:

         Hai nhóm tôn giáo trong thời Tân ước là nhóm Pha-ri-si và Sa-đu-sê. Thuộc hạng người giàu có và quyền lực. Những thầy tế lễ, những thầy tế lễ cả và những thương gia giàu có hầu hết là người Sa-đu-sê, họ chống lại bất cứ nhóm nào cố gắng thay đổi cách sống của người Giu-đa. Đó là lý do tại sao họ chống lại Chúa Giê Su và môn đồ của Ngài. Người Sa-đu-sê cũng không chấp nhận lời dạy dỗ nào của người Pha-ri-si. Họ không tin sự sống lại của kẻ chết, họ không tin Thiên sứ, ma quỷ, họ không giữ tất cả  những luật lệ của người  Pha-ri-si, họ chỉ giữ những luật của Môi-se.

           Người Pha-ri-si đã thêm thắt hàng trăm luật lệ mà Chúa đã truyền cho Môi-se. Hầu như họ chỉ quan tâm đến việc giữ gìn tất cả những luật lệ nầy, nhiều người Pha-ri-si đã quên mất những luật của Đức Chúa Trời, họ rất tự hào về những việc lành của họ, nhưng họ không yêu thương người khác. Tuy nhiên, cũng có một  ít người Pha-ri-si yêu mến Đức Chúa Trời và người khác và làm điều phải.

           Bảy mươi người hàng đầu của người Pha-ri-si và người Sa-đu-sê đã lập nên tòa án tối cao của người Do Thái (Gọi là toà Công luận). Thầy tế lễ thượng phẩm lãnh đạo tòa án nầy. Người La-mã đã cho thành lập toà án nầy để quyết định những gì họ phải làm khi một ai đó vi phạm luật lệ của người Giu-đa. Nhưng tòa án nầy không có quyền quyết định tử hình bất cứ ai, nếu tòa công luận nghĩ rằng một ai đó phải chịu tử hình, thì họ phải đem người đó tới tòa án của người La-mã. 

 

Đế quốc La mã:

             Đế chế La mã bắt đầu lớn mạnh hơn, trước thời kỳ Chúa Giê Su sinh ra, những cuộc xâm lăng và nhiều vùng đất mới được mở rộng cho đế quốc La mã. Đế quốc này rất rộng lớn bao gồm Tây ban nha và Đức, Bắc Phi, Tiểu Á châu, Syri và Israel.

           Nhiều điều tốt diễn ra bởi sự cai trị của người La mã, có sự hòa bình trong  tất cả các nước dưới thời đế chế này. Người La mã thiết lập chính quyền khắp mọi nơi, họ xây dựng những con đường giao thông rất tốt và đi lại dễ dàng. Nhiều người nói và hiểu được cùng một ngôn ngữ – Tiếng Hi lạp.

Người La mã không biết rằng tất cả những điều nầy tạo điều kiện dễ dàng cho việc truyền bá Phúc âm cho nhiều nơi khác. Họ không biết được rằng Đức Chúa Trời đã sẳn sàng cho việc Chúa Giê Su vào đời và truyền bá Tin lành. Sau nầy các môn đồ của Chúa Giê Su đi lại ở những vùng xa xăm nhờ sự hòa bình và đường sá tốt, họ có thể đem Phúc âm bằng ngôn ngữ Hi lạp cho nhiều người ở nhiều vùng khác nhau.

 

Những người thâu thuế:

           Người Giu đa ghét người La mã, họ cho rằng người La mã không có quyền cai trị và thu thuế của họ, họ ghét những người lính đang sống trong đất nước Do thái, họ ghét người La mã bởi vì người La mã cố gắng thay đổi phong cách sống của người Giu đa. Người La mã muốn mọi người hành động giống như họ, người Do thái đang trông chờ Đấng Mê-si-a. Họ nghĩ rằng ngài sẻ trở nên vua của họ và gỉai phóng họ khỏi ách cai trị của người La mã.

           Người Do thái ghét những kẻ thâu thuế hơn cả những người La mã. Nhiều người thâu thuế là người Giu đa đang làm việc cho chính quyền La mã, họ không thành thật, lấy tiền nhiều hơn quy định. Họ đã lừa dối chính những người đồng hương để tiếp tay cho kẻ thù. Chúa Giê Su thường nói chuyện và ăn chung với những người thâu thuế, Ma-thi-ơ là người thâu thuế và Xa chê cũng vậy, cả hai người đã trở nên môn đồ của Chúa Giê Su.

 

Đời sống thường ngày:

           Đời sống trong thời Tân ước khác rất nhiều so với thời đại chúng ta ngày nay. Nó đơn gỉan, hầu hết mọi người không có gì làm nhiều lắm, thực ra họ chỉ đủ sống qua ngày, họ làm việc chăm chỉ, con cái phải chia sẻ công việc với cha mẹ.

           Nhà cửa làm nhà bằng gạch, gạch được làm cho cứng bằng cách để phơi ngoài nắng, đôi khi phần trước của căn nhà không có mái bên trên, giống như  một sân nhỏ đằng sau là phòng khách có phòng ngủ nhỏ, nền nhà bằng đất sét cứng và bóng láng, những  thợ làm nhà kê mái nhà với  nhũng cây đà bằng gỗ được gác chéo lên nhau, bao phủ những tấm được làm bằng bùn trộn lẫn với  rơm. Nhà mái bằng là một nơi tốt để làm việc và ngồi nghỉ ngơi, đôi khi vào nghững đêm nóng nực họ ngủ bên trên mái nhà. Nhà có bậc thang để đi lên mái, hầu như họ có rất  ít đồ đạc trong  nhà, chỉ vài đồ dùng bằng gỗ và  chiếc chiếu, có bếp lửa, lò bằng đất sét dùng để nướng bánh, không có ống khói, vì vậy khói lan tỏa ra ở cửa sổ nhỏ. Một vài  căn nhà có cửa ra vào bằng gỗ, một vài nhà khác thì được phủ một tấm thảm bằng cỏ hay vải.

 

 Về lương thực:

 

            Lương thực của người Do thái  như sửa và phó mát, trái nho, trái vả, dầu ô liu, mật, bánh lúa mạch, trứng, thịt gà, cá, thịt cừu, đậu, dưa leo và hành.

           Bửa ăn đầu tiên trong ngày thường là bánh mì và phó mát, một vài gia đình ăn sáng vào lúc trưa, bánh mì là phần chính của bửa ăn, họ có một bửa ăn chính trong ngày vào ban đêm, họ ăn cá, rau và trái cây.

 

Y phục:

 

          Y phục thời Tân ước rất đơn gỉan, bên cạnh những đồ mặc bên trong, họ mặc một áo choàng có dây nịt được thắt ngang hông, khoát thêm chiếc áo choàng ngắn tay, trẻ con mặc ngắn hơn chỉ tới đầu gối, đôi khi họ cũng mặc áo thun tròng cổ, phụ nữ ăn mặc với trang phục màu sắc rực rở.

         Họ mang xăng đan không vớ, thường rửa chân vì dính bụi khi đi ngoài đường phố.

 

Công việc

 

          Họ làm nhiều công việc khác nhau, một số người làm nông trại, thợ xây, thợ gốm, số khác làm thợ bánh mì, thầy thuốc và thầy giáo. Có những người làm bảo vệ thành phố,   có những thầy dạy luật chuyên sao chép những luật lệ và những sách trong Kinh Thánh, thợ thuộc da và thợ kim loại. Cha nuôi của Chúa Giê Su làm nghề thợ mộc, Phi-e-rơ, Gia cơ,  Giăng làm nghề đánh cá, Ma-thi-ơ làm nghề thâu thuế.

          Phụ nữ phải làm những công việc ở nhà, việc đầu tiên là làm bánh vào lúc sáng sớm để ăn cho cả ngày, ngũ cốc được nghiền với  lúa mì rồi nhồi lại, sau đó nắn thành những ổ bánh và nướng, phụ nữ phải đi lấy nuớc và củi, may quần áo cho gia đình, những sợi vải lấy từ cây lanh và len sau đó dệt lại.

          Cha mẹ mong muốn con cái chia sẽ công việc với họ, con gái thì giúp mẹ làm việc nhà, con trai thì theo cha để học nghề của cha truyền lại.

 

Trường học:

           Cha mẹ dạy cho con cái những câu Kinh Thánh khi chúng còn  nhỏ, chúng học những câu Kinh Thánh nầy từ những luật lệ và qua các câu chuyện trong Thánh Kinh Cựu ước, con trai từ năm đến sáu tuổi bắt đầu đi học, những người lãnh đạo nhà hội dạy cho chúng, bốn năm đầu chúng được học hầu hết năm sách ngũ kinh, hiểu rất rỏ về luật pháp của Đức Chúa Trời và cũng được học tiếng Hê bơ rơ nhờ đó qua những năm tiếp theo chúng đọc được các sách khác của Kinh Thánh và những tác phẩm của người Do thái. Khi một cậu bé người Giu đa ở vào độ tuổi mười hai, muời ba được xem như là người lớn, một buổi tiệc được tổ chức có gia đình và bạn bè tham dự, phần lớn các cậu con trai đều ra trường ở độ tuổi này.

             Con gái thì được dạy dỗ ở nhà từ những người vợ và những bà mẹ, phần lớn  con gái không được đi học để biết đọc và viết. Ở vào độ tuổi thanh niên nhiều cô phải lập gia đình.

 

Kết luận:

Thời đại Tân ước là thời điểm tốt nhất mà Chúa Giê Su đã vào đời. Mọi người đang tìm kiếm và trông đợi ngài, đường sá tốt tạo điều kiện dễ dàng cho những Cơ đốc nhân đầu tiên đi lại và truyền bá tin lành cứu rỗi. Ngôn ngữ thông dụng tạo điều kiện dễ dàng cho họ để nói về chúa Giê Su cho người khác. Mọi người tha thiết nghe về Chúa Giê Su, Đức Chúa Trời đã hoạch định và sắm sẳn mọi điều.

 

 

Liên hệ

Hội Thánh Baptist Công Bình 380/383 Phạm văn Hai P.5 Q. TB. TPHCM (ĐT: 38454061) Giờ nhóm CN: Sáng 8 giờ Chiều 6 giờ 30. Quản nhiệm Hội Thánh MS. Nguyễn Quốc Thịnh. ĐT: 38454061. Chủ nhiệm Mục vụ: MS. Nguyễn Quốc Dũng. ĐTDĐ 0938615997



Câu gốc hôm nay

“Vì vậy, Ngài phán rằng sẽ diệt chúng nó đi; Nhưng Môi-se, là kẻ Ngài chọn, đứng nơi triệt hạ trước mặt Ngài, đặng can gián cơn giận Ngài, e Ngài hủy diệt họ chăng.”. Thi Thiên 106: 23.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


» gửi email cho chúng tôi » xem thêm các hình ảnh khác » gửi câu hỏi cho chúng tôi