Cơ Đốc giáo ăn liền

 

                                                                                                                  A. W. Tozer

Thật chẳng có gì ngạc nhiên khi những quốc gia trên thế giới bào chế những sản phẩm như trà uống liền, cà phê uống liền, và mì  ăn liền. Và rồi thì thế giới cũng cho ra đời một tôn giáo phẩm cao siêu "Cơ Đốc giáo ăn liền". Nếu những sản phẩm ăn liền đó đã không xuất xứ từ Hoa Kỳ, thì có một điều không thể phủ nhận đuợc là trào lưu chính thống Mỹ đã đem “Cơ Đốc giáo ăn liền” đến cho các giáo hội truyền thống.

Chúng ta để qua một bên Giáo hội La Mã và chủ nghĩa tự do trong những bộ dạng hình ảnh khác nhau của nó, và hướng sự chú ý lên hình thể của những người theo phúc âm, ngay lập tức chúng ta sẽ thấy giáo hội lập trên Đấng Christ phải chịu đựng như thế nào ngay chính trong căn nhà của những người thân yêu gọi là Hội Thánh. Trên nuớc Mỹ có những thiên tài chú ý đến việc làm cho mọi kết quả đạt được nhanh chóng và dễ dàng nhưng quan tâm đến chất lượng hay tính lâu bền là điều ít thấy. Điều nầy đã sản sinh ra một loại vi khuẩn đầu độc toàn bộ cơ cấu trong các giáo hội tại Hoa Kỳ từ việc điều hành, giảng dạy, hành chánh, tổ chức, qui chế, chăm sóc, và những hệ thống khác nữa, và đã lan rộng gây ảnh hưởng khắp nơi trên thế giới qua những công cuộc truyền giáo.

 

"Cơ Đốc giáo ăn liền" xuất hiện cùng với thời đại máy móc. Con người phát minh ra máy móc với hai mục đích là làm cho những công việc quan trọng được thực hiện nhanh hơn và thuận lợi hơn làm theo thủ công. Họ muốn công việc được kết thúc nhanh chóng để có thêm thời gian tìm kiếm những cái khác mà họ thích, chẳng hạn như du lịch hay thuởng thức những lạc thú của trần gian này. "Cơ Đốc giáo ăn liền" ngày nay cũng phục vụ những mục đích đó trong tôn giáo.  

Nói đến "Cơ Đốc giáo ăn liền", tôi muốn ám chỉ cái được tìm thấy phổ biến trong hầu hết cơ cấu tổ chức của các giáo phái Tin Lành là những thứ phát sinh từ tư tưởng cho rằng "Chúng ta đã làm hết những bổn phận đối với linh hồn mình chỉ bằng một vài việc làm của đức tin, và khi được Chúa giải cứu khỏi mọi lo lắng về tình trạng thuộc linh, chúng ta cho là đã xong bổn phận thuộc linh của chính mình và mau chóng kết luận “Đức tin nơi Chúa một lần đủ cả”.” Đức tin đó không phù hợp với Đức tin mà chính Phao-lô đã nói trong Rô-ma 1:17 rằng "...Đức tin lại dẫn đến Đức tin nữa".

Những vấn đề rắc rối là do chúng ta có khuynh hướng để niềm tin của mình dựa trên những kinh nghiệm mà dẫn đến hiểu sai toàn bộ Thánh Kinh Tân Uớc. Chúng ta liên tục được thúc đẩy phải quyết định, phải giải quyết vấn đề ngay bây giờ vì muốn toàn bộ sự việc đuợc quan tâm đến phải xong thật sớm. Đương nhiên là tôi không phủ nhận là có những quyết định của chúng ta nên quyết định một lần đủ cả, và cũng có những vấn đề riêng tư có thể giải quyết được ngay tức thì bằng một hành động kiên quyết trong sự đáp ứng của đức tin trên nền tảng là lời Kinh Thánh.

"Cơ Đốc giáo ăn liền" có khuynh huớng biến hành động đức tin thành một kết cuộc đến nhanh chóng, vì thế đã bóp chết sự khao khát tiến bộ thuộc linh. Nó làm mọi người hiểu sai bản chất thật của đời sống Cơ Đốc, vốn là một đời sống đức tin năng động và phát triển. Nó bỏ qua sự thật là tân tín hữu chẳng qua là một tổ chức sống giống như một em bé mới ra đời, cần phải có thực phẩm và hoạt động thì cơ thể mới phát triển bình thuờng. Nó không đếm xỉa đến sự thật là hành động đức tin trong Đấng Christ thiết lập một mối quan hệ cá nhân giữa hai bản thể đạo đức và  sáng suốt. Đức Chúa Trời và con nguời đã được giải hòa, và nếu chỉ một lần tiếp xúc với Đức Chúa Trời thì không đủ để thiết lập một tình yêu thắm thiết giữa Ngài và tạo vật được dựng nên theo hình ảnh của Ngài.

Bằng cách cố gắng đóng góp sự cứu rỗi vào trong một hoặc vài kinh nghiệm cá nhân, những người biện hộ cho "Cơ Đốc giáo ăn liền" phô trương về qui luật phát triển, và nói rằng sự phát triển là định luật đã chi phối toàn cõi thế giới tự nhiên này. Họ bỏ qua những ảnh hưởng thiêng liêng của sự thương khó, việc vác thập tự giá mình theo Chúa và sự vâng lời thiết thực. Họ bỏ qua nhu cầu đời sống thuộc linh cần phải huấn luyện, những thói quen tôn giáo đúng đắn rất quan trọng trong việc hình thành tính nết mỗi người và nhu cầu đấu tranh chống chọi lại các thói hư tật xấu của thế gian.

Sự thỏa mãn quá đáng và nhanh chóng với các hành động ban đầu của đức tin đã tạo nên một tâm lý thỏa lòng nào đó, hay ít nhất là không còn sự khao khát nào nữa. Đối với nhiều người, nó đã tạo ra một tâm trạng chán nản với niềm tin Cơ Đốc. Đức Chúa Trời dường như ở đâu quá xa, còn thế gian lại quá gần, xác thịt lại quá mạnh, khó cho họ giữ lòng bền đỗ cho đến ngày cuối cùng. Hãy coi chừng sự thỏa mãn với những hành động đức tin ban đầu sẽ giải phóng chúng ta ra khỏi nhu cầu thức canh, tranh chiến, cầu nguyện, và đưa đến sự thoải mái hưởng thụ thế giới vật chất này.

 

Có phải "Cơ Đốc giáo ăn liền" là niềm tin chính thống của thế kỷ 21 nầy chăng? Hãy đọc Kinh Thánh Phi-líp 3:7-16 để thấy được tâm tình của Phao-lô là "...quên lửng sự ở đằng sau, mà bươn theo sự ở đằng trước, tôi nhắm mục đích mà chạy, để giựt giải về sự kêu gọi trên trời của Đức Chúa Trời trong Đức Chúa Giê Su Christ."

A. W. Tozer

 

 

 


 

Các bài khác :: TIN VÀO LỜI CHÚA
:: VỮNG LÒNG BỀN CHÍ TRÔNG ĐỢI NƠI CHÚA
:: ĐỨC TIN TỪ CẠN ĐẾN SÂU
:: TRÔNG CẬY SỰ CÔNG BÌNH CỦA CHÚA TRỜI
:: TRANG BỊ TÂM LINH

Liên hệ

Hội Thánh Baptist Công Bình 380/383 Phạm văn Hai P.5 Q. TB. TPHCM (ĐT: 38454061) Giờ nhóm CN: Sáng 8 giờ Chiều 6 giờ 30. Quản nhiệm Hội Thánh MS. Nguyễn Quốc Thịnh. ĐT: 38454061. Chủ nhiệm Mục vụ: MS. Nguyễn Quốc Dũng. ĐTDĐ 0938615997



Câu gốc hôm nay

“Vì vậy, Ngài phán rằng sẽ diệt chúng nó đi; Nhưng Môi-se, là kẻ Ngài chọn, đứng nơi triệt hạ trước mặt Ngài, đặng can gián cơn giận Ngài, e Ngài hủy diệt họ chăng.”. Thi Thiên 106: 23.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


» gửi email cho chúng tôi » xem thêm các hình ảnh khác » gửi câu hỏi cho chúng tôi