Tình yêu và Đức hi sinh trong Cơ Đốc giáo

TÌNH YÊU & ĐỨC HI SINH TRONG CƠ ĐỐC GIÁO

 

            Mỗi mùa Giáng sinh về, tín hữu Cơ Đốc giáo và người ngoại đạo trên khắp thế giới đều hân hoan kỷ niệm. Con trẻ nằm trong máng cỏ chuồng chiên, vợ chồng trẻ Giô Sép - Ma-ri, những người chăn chiên, các vua từ Đông Phương theo ánh sao tìm đến Bết lê hem là những hình ảnh không thể thiếu trong lễ Giáng sinh. Đức hạnh cao cả của những nhân vật này đã tác động đến toàn thể nhân loại là tình yêu và đức hi sinh, hay có thể nói tình yêu không vị kỷ.

1.            Con trẻ: Hình ảnh của Thiên Chúa vào đời, Ngài là Đức Chúa Trời ngự trên ngôi trời cao cả, vì thương nhân loại trầm luân đau khổ nơi hỏa ngục đời đời nên Ngài phải hi sinh quyền lực tối thượng, từ bỏ giàu sang vinh hiển xuống trần gian trong thân phận nghèo hèn để cứu vớt nhân loại đưa vào nơi vĩnh cữu. “Vì Ðức Chúa Trời yêu thương thế gian, đến nỗi đã ban Con một của Ngài, hầu cho hễ ai tin Con ấy không bị hư mất mà được sự sống đời đời.” Giăng 3:16. Bởi lòng biết ơn của những người đã được cứu rỗi và bởi nhận được tình yêu hi sinh trọn vẹn của Đức Chúa Trời mà những người trên thế gian đã làm lễ kỷ niệm vui mừng qua hàng ngàn năm nay. Lòng tôn kính đức hi sinh của Đức Chúa Trời mà con người nhìn thấy qua con trẻ giáng sinh đã thức tĩnh lòng người khỏi những ích kỷ hẹp hòi để sống làm sao cho phù hợp với ý nghĩa của Giáng sinh. Thế giới thật hạnh phúc khi có nhiều người từ bỏ bản chất vị kỷ và sống với đức hi sinh!

2.       Giô sép & Ma ri: Hai người thanh niên trẻ tuổi thật cao cả với lòng hi sinh cuộc sống dâng cho Đức Chúa Trời sử dụng. Những con người sẵn sàng chịu đựng những lời nói mai mĩa châm chọc, những người vượt qua truyền thống khắc nghiệt trong luân lý đạo đức để hoàn thành chương trình của Đức Chúa Trời cho nhân loại. Giô sép và Ma ri không hề có mơ mộng về những danh lợi trong trần thế cũng không bao giờ muốn cho mọi người dựng tượng mình để tôn thờ. “Ma-ri thưa rằng: Tôi đây là tôi tớ Chúa; xin sự ấy xảy ra cho tôi như lời người truyền!” Lu-ca 1: 38. Nếu bà Ma ri vẫn còn sống mãi trên thế gian này chắc chắn bà sẽ không vui khi nhìn thấy người ta dựng hình tượng bà khắp nơi, Chúa Giê Su cũng vậy. 

3.      Những người chăn chiên: Cuộc sống của những người dân nghèo không thể nào dám rời bỏ công việc “Kiếm cơm” hàng ngày. Các kẻ chăn chiên để lại bầy chiên ngoài đồng hay dẫn bầy chiên theo họ đến thành Bết lê hem đều do động lực của tình yêu hi sinh hơn là do tò mò tìm kiếm chuyện lạ. Đức hi sinh của họ không phải là nghe tin mừng rồi bỏ qua, cũng không phải chuyện chăn bầy chiên là quan trọng hơn việc ra mắt Đức Chúa Trời. Nhiều người trong trần thế tuân theo nguyên tắc “công việc là công việc.” hoặc “tình nghĩa là “chín” nhưng tiền bạc là mười.” Ai cũng lo việc làm, ai cũng chăm lo tiền bạc thế giới này sẽ ra sao? Ai cũng biết việc lành là tốt, ai cũng hiểu gặp Chúa là hạnh phúc vô cùng. Thế nhưng nếu những người chăn chiên còn để cho bầy chiên làm vật chướng ngại trên đường đến thành Bết lê hem thì họ không thể nào làm người hạnh phúc nhất trần gian. Đức hi sinh cao quí đã giúp cho họ nhìn thấy hạnh phúc thật không cần phải nhờ công việc mà có được. Lòng yêu mến Đức Chúa Trời, Đấng đã sai thiên sứ đến báo tin cho họ nên việc hi sinh công việc đang làm đối với họ không quan trọng hơn làm theo lời Chúa phán. “Sau khi các thiên sứ lìa họ lên trời rồi, bọn chăn nói với nhau rằng: Chúng Ta hãy tới thành Bết-lê-hem, xem việc đã xảy đến mà Chúa cho chúng Ta hay.” Lu-ca 2:15

4.      Những vị vua Đông Phương: Vai trò của những vị vua rất tôn kính đối với thần dân trong nước. Thế nhưng họ rời bỏ nơi họ hưởng nhiều danh vọng để ra đi tôn thờ một con trẻ. Tình yêu Thượng Đế khiến cho họ có đức hi sinh, họ dám từ bỏ địa vị và không thiết tha với danh vọng hư ảo trong trần gian. Đức hi sinh khiến họ sẳn sàng ban tặng, không phải họ ban tặng bằng những món vật tầm thường nhưng là tặng những lễ vật quí nhất. “Khi vào đến nhà, thấy con trẻ cùng Ma-ri, mẹ Ngài, thì sấp mình xuống mà thờ lạy Ngài; rồi bày của quí ra, dâng cho Ngài những lễ vật, là vàng, nhũ hương, và một dược.” Ma-thi-ơ 2:11

 

Lễ Giáng sinh của Cơ Đốc giáo là sự kết hợp yêu thương của Đức Chúa Trời và con người. Sự hi sinh cao cả mà Thượng Đế dành cho loài người cảm động bản chất yêu thương của nhân loại khiến cho nhiều người sẳn sàng hi sinh cho Chúa, hiến dâng cuộc đời cho Ngài vì yêu thương nhân loại.      

 

                                                                              Giáng sinh 2010

                                                                     Mục sư Nguyễn Quốc Dũng          


Các bài khác :: KHÔNG SỢ BỆNH TẬT KHI CÒN HI VỌNG
:: ƠN CỨU RỖI THA TỘI
:: Làm Điều Chân Chính
:: Hãy Đến Xem
:: Làm Sao Chúa Biết?

Liên hệ

Hội Thánh Baptist Công Bình 380/383 Phạm văn Hai P.5 Q. TB. TPHCM (ĐT: 38454061) Giờ nhóm CN: Sáng 8 giờ Chiều 6 giờ 30. Quản nhiệm Hội Thánh MS. Nguyễn Quốc Thịnh. ĐT: 38454061. Chủ nhiệm Mục vụ: MS. Nguyễn Quốc Dũng. ĐTDĐ 0938615997



Câu gốc hôm nay

“Vì vậy, Ngài phán rằng sẽ diệt chúng nó đi; Nhưng Môi-se, là kẻ Ngài chọn, đứng nơi triệt hạ trước mặt Ngài, đặng can gián cơn giận Ngài, e Ngài hủy diệt họ chăng.”. Thi Thiên 106: 23.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


» gửi email cho chúng tôi » xem thêm các hình ảnh khác » gửi câu hỏi cho chúng tôi