Tiếng kêu của những bà mẹ
Ngày lao động quốc tế 1-5 được chào mừng trên toàn thế giới trong đó có Pakistan. Ngày này kỷ niệm những thành tựu trong phong trào kinh tế xã hội. Ngày lao động quốc tế có nguồn gốc lịch sử của những cuộc đấu tranh, nỗ lực và thành tựu của phong trào lao động từ Châu Âu và Bắc Mỹ.
Giáo hội, các tổ chức nhân quyền và lao động xã hội của thế giới được thúc đẩy tham gia vai trò kêu gọi các gia đình thoát khỏi các khoản nợ nần hay cho vay nặng lãi hoặc tình trạng nô lệ. Ở đây không chỉ là trường hợp của trẻ em lao động ép buộc nhưng toàn bộ gia đình trong công việc lò gạch, họ phấn đấu để trả hết các khoản nợ của họ nhưng nhiều món nợ quá lớn mà họ vẫn chưa thanh toán xong thậm chí sau nhiều thập kỷ vẫn còn phải trả.
Cha mẹ không thể cho con cái đi học dầu cho con cái họ được cung cấp tất cả chi phí học tập, sách vở mà không tốn kém gì hết, bởi vì những người lao động phải sử dụng số lượng những trẻ em thiếu thốn trong những công việc của lò gạch. “Điều kiện kinh tế-xã hội của chúng tôi rất vô nhân đạo. Những người lao động không được hưởng những quyền lợi giáo dục, y tế, vui chơi giải trí, an ninh. Họ nhận được một số lương rất thấp để làm 1.000 viên gạch (gạch không nung). Trong việc chuẩn bị 1.000 viên gạch này, toàn bộ gia đình, tức là chồng, vợ và các con đều làm - 1.000 viên gạch do chồng, vợ và con cái từ 6 tuổi trở lên phải làm việc 12 đến 14 giờ mỗi ngày - chúng tôi được trả lương Rs.450 tương đương 3,5 đô la Mỹ .” Imran Masih nói.
Về lương thực thực phẩm: "Chúng tôi không uống sữa và thậm chí con trai của chúng tôi cũng vậy, chúng tôi cũng không ăn trái cây bởi vì chúng tôi không có đủ tiền để mua sữa và trái cây. Chúng tôi rất ngán bánh mì vì đơn giản bánh mì làm từ lúa mì." Asma vợ công nhân Imran Masih của lò gạch cho biết. " Tại lò gạch không có nhà vệ sinh. Họ sử dụng những khoảng đất trống để đi vệ sinh, đó là điều không an toàn đặc biệt cho các em gái và phụ nữ mà đôi khi họ là nạn nhân của những vụ cưỡng hiếp ", Bà Asma cùng chồng đều nói.
Những món nợ tạm ứng: Các gia đình làm việc trong các lò gạch truyền thống là một trong số các cộng đồng bị thiệt thòi nhất ở Pakistan. "Chúng tôi buộc phải vay mượn các khoản nợ từ các chủ lò để lo cho sức khoẻ gia đình hoặc các khoản chi phí trong gia đình. Đôi khi do thời tiết mưa gió làm cho gạch thành phẩm bị hư hỏng, chúng tôi phải dành tiền công phần còn lại của năm để hoàn trả lại khoản vay với lãi suất rất cao". Imran Masih và vợ Asma nói.
Sardar Mushtaq Gill hỏi: “Anh không muốn giành quyền của mình sao? Anh không muốn giành quyền cho con cái của anh sao? " Imran nói: “ Chúng tôi tập họp lại đây còn sợ tiếng nói của chúng tôi tới tai của chủ lò gạch." Chỉ có cách thông qua đào tạo nghề, công nhân lò gạch hy vọng được thoát khỏi cảnh nghèo đói và thông qua những người nhận con nuôi mà con cái trong gia đình được thoát khỏi cảnh nô lệ. Hiện tại có khoảng 350.000 công nhân lò gạch làm việc tại hơn 15.000 lò gạch trên địa bàn tỉnh Punjab và khoảng 200.000 là con cái Chúa, nhưng có khoảng 50.000 Cơ Đốc nhân đã rời bỏ đức tin nơi Chúa để bước sang Hồi giáo chấp nhận như tôn giáo của họ bởi vì các chủ nhân lò gạch hứa tha cho các khoản nợ của họ và cung cấp một số quyền lợi khác cho họ. Điều này nói lên tinh thần phục vụ của Cơ Đốc giáo, chúng tôi đã quan sát thấy rằng việc thiếu giáo dục là điểm yếu lớn nhất đáng có của người lao động lò gạch. Việc lạm dụng thể chất, bao gồm hãm hiếp các em gái và bắt cóc, đã được báo cáo trong nhiều trường hợp. Nhiều lần con cái chứng kiến sự hà hiếp của chủ nhân đối với cha mẹ của chúng, và các em lớn lên trong bầu không khí sợ hãi, bất an và nô dịch, qua đó có những ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển về thể chất và nhân cách của các em.
Do tiếp xúc nhiều với bụi đất và ánh nắng mà những công nhân bị bệnh ngoài da. Những lúc phơi mình ra dưới ánh nắng mặt trời hoặc tiếp xúc với hơi nóng của lò gạch cũng như những căn bệnh hô hấp là bệnh phổ biến nhất đối với họ. Gương mặt mệt mõi của họ biểu lộ tình trạng kém sức khoẻ. Năm ngoái một bé gái con cái Chúa từ Sahiwal, thuộc bang Punjab đã bị giết sau khi bị hiếp dâm tập thể bởi năm người đàn ông ở lò gạch của công ty Al-Ghani. Cha của cô gái cùng vợ và bảy đứa con còn nhỏ sống trong nhà của công nhân lò gạch tại số 96/9-L, Sahiwal. Một số công nhân trẻ em tại các lò gạch ở Pakistan ngày nay không dám nói lên bất cứ điều gì đau khổ của chúng vì những áp lực hành hạ và những khó khăn về tài chính.
Như là những môn đồ của Chúa Giê Su chúng tôi kêu gọi quý vị hãy cầu nguyện, xin hãy thiết tha nài xin Chúa tiếp trợ, cứu giúp và bảo vệ những tín hữu đáng thương đang sống trong cảnh nghèo khó trong các lò gạch nơi đây. Chúng tôi ước mong những công nhân lò gạch sớm thoát khỏi cảnh nô dịch, bị ép buộc lao động và nghèo đói.
Sardar Mushtaq M.Gill, Pakistan
Các bài khác
:: Thiết Tha Cầu Xin
:: Cầu Nguyện Chung
:: Hiệp Một Cầu Xin
:: Cộng Đồng Biến Đổi
:: Biết Chắc Sự Ban Cho Của Chúa
|