Tóm tắt luận điểm của các thần học gia
- Jerome (340-420): Phê bình theo lối “Hình thái thuyết Sabellianisme: Theo ngữ học và sát nghĩa đen”. Khuynh hướng giải kinh thường xen lẫn các "cách" chú giải một cách tự do vì ông cho rằng khi bản văn khó có thể giải thích theo nghĩa đen, thì ta có thể vượt lên bình diện cao hơn.
- Anselm of Canterbury (1033 –1109): Phê bình theo lối giải quyết các mâu thuẫn hay nghịch lý rõ ràng bằng biện chứng. Giải kinh tập trung vào ý nghĩa của các thuật ngữ được sử dụng chứ không phải là để lầm lạc bởi các hình thức bằng lời nói, và kiểm tra tính đầy đủ của ngôn ngữ.
- Thomas Aquinas (1227 – 1274): Phê bình bằng kiến thức và thiêng liêng để trí tuệ được Đức Chúa Trời điều khiển. Giải kinh bằng tư duy hợp lý và nghiên cứu thiên nhiên là cách hợp lệ để hiểu sự thật liên quan đến Thiên Chúa.
- John Calvin (1509-1546): Phê bình theo thuyết tiền định: Thiên Chúa có quyền năng cứu rỗi bất cứ ai mà ngài thương xót, và không hề bị tác động bởi đời sống tội lỗi hoặc sự bất lực của con người. Giải kinh dựa trên thẩm quyền Kinh Thánh tuyệt đối.
- Martin Luther (1483–1546): Phê bình theo thuyết cứu rỗi bởi sự ăn năn thật, và bởi đức tin tiếp nhận Chúa Giê Xu là Đấng Cứu thế (Messiah) không cần vai trò trung gian của giáo hội. Nghiên cứu Kinh Thánh cách chuyên sâu bằng cách đi đến tận gốc rễ của vấn đề đang nghiên cứu.
- Wilhelm Dilthey (1833–1911): Phê bình thông qua sự hiểu biết về ý nghĩa hành động và tương tác của con người. Giải kinh bằng lối thiết lập một nền tảng lý thuyết và phương pháp luận thích hợp gọi là “Thông diễn học.”
- Karl Barth (1886 - 1968): Phê bình thần học tự do. Ông lập ra trường phái “Tân chính thống”: Thần học biện chứng. Phương pháp giải kinh của ông theo lối chú giải Kinh Thánh đặc biệt là thư Rô Ma.
- Julius Wellhausen (1844-1918): Phương pháp phê bình của ông là giả thuyết tài liệu. Học giả Thánh KinhĐức và Đông Phương, ông chú ý đặc biệt đối với những đóng góp cho sự hiểu biết học giả về nguồn gốc của Ngũ Kinh / Torah.
- Benedictus de Spinoza (1632-1677): Phương pháp phê bình của ông là duy lý, nhìn nhận các sự kiện siêu hình. Phương pháp giải kinh của ông phân tích để khám phá và tổng hợp là để tập hợp các chân lý chính của một hệ thống kết quả.
- Jean Astruc (1684-1766): Phương pháp thượng phê bình, tìm kiếm chứng cứ nguồn gốc của các bản thảo Kinh Thánh. Phương pháp giải kinh theo lối chú giải, phê bình hiện đại.
- Friedrich Schleiermacher (1768–1834): Phương pháp hạ phê bình phân biệt giữa giải thích ngữ pháp và giải thích tâm lý. Phương pháp giải kinh kết hợp của thông diễn học được sử dụng để giải thích các kinh điển thiêng liêng (ví dụ, các thư của Thánh Phaolô).
- Ludwig Feuerbach (1804–1872): Phê bình theo đường lối duy vật biện chứng.Giải kinh theo đường lối truy tìm nguồn gốc, căn nguyên của sự kiện bằng lối suy luận theo bản năng con người do đó dẫn đến những tín lý sai lạc.
- David Friedrich Strauss (1808–1874): Phê bình bản văn, xuyên tạc lịch sử. Giải kinh theo cách điều tra lịch sử con người của Chúa Giê Su và xem các sách Phúc âm như là huyền thoại.
- Hermann Gunkel (1862-1932): Nhà phê bình Cựu Ước. Phương pháp giải kinh của ông là xét lại Kinh Thánh qua những huyền thoại về sáng tạo và truyền thống truyền khẩu có trong Tân Ước.
- Rudolf Karl Bultmann (1884 – 1976): Sáng lập trường phái phê bình hoài nghi “Thánh Kinh Nhất Lãm”. Nhà giải kinh Tân Ước, dựa trên những chuyện thần thoại và dùng phương pháp tu từ học.
Tháng 1/2013
Mục sư Nguyễn Quốc Dũng
Các bài khác
:: Từ Thần Học
:: Tìm Hiểu Danh Xưng Giê Hô Va YHWH
:: Nội dung 95 luận đề của Martin Luther
:: Tâm thần là gì?
:: Trí huệ phái (Gnosticism)
|
|