Trả lời: Kinh Thánh có nói nhiều lần về ngày tận thế. Gần như mỗi sách của Kinh Thánh đều có chứa những lời tiên tri liên quan đến ngày tận thế. Lấy tất cả các lời tiên tri này và sắp đặt lại có thể khó làm. Sau đây là tóm tắt ngắn về những gì Kinh Thánh tuyên bố sẽ xảy ra trong ngày tận thế.
Đấng Christ sẽ di chuyển tất cả các tín hữu tái sinh rời khỏi thế giới trong một sự kiện được gọi là cất lên chốn không trung (I Tê-sa-lô-ni-ca 4:13-18; I Cô-rinh-tô 15:51-54). Tại toà án của Đấng cứu thế, các tín hữu này sẽ được thưởng về những việc lành và sự phục vụ trung thành của họ trong suốt thời gian trên đất hoặc sẽ mất phần thưởng, nhưng không có sự sống đời đời cho kẻ thiếu phục vụ hoặc không vâng lời (I Cô-rinh-tô 3:11-15; II Cô-rinh-tô 5:10).
Kẻ chống Đấng cứu thế (con thú) sẽ đến bằng quyền lực và sẽ ký một giao ước với Israel trong bảy năm (Đa-ni-ên 9:27). Thời điểm của bảy năm này được biết đến như là "Hoạn nạn” Trong thời kỳ hoạn nạn sẽ có những chiến tranh khủng khiếp, những nạn đói, các bệnh dịch, và nhiều thiên tai. Đức Chúa Trời sẽ trút cơn thịnh nộ của Ngài chống với tội lỗi, điều ác, và những kẻ dữ. Các tai nạn sẽ bao gồm sự xuất hiện của bốn người cỡi ngựa trong sách Khải huyền, bảy ấn, bảy kèn, và bảy bát phán xét.
Vào khoảng giữa của bảy năm, kẻ chống Đấng cứu thế sẽ phá vỡ giao ước hòa bình ký với Israel và làm ra cuộc chiến chống lại. Kẻ chống Đấng cứu thế sẽ cam kết "làm việc tàn phá đáng khinh bỉ" và thiết lập một hình ảnh của chính hắn để được thờ phượng trong đền thờ Jerusalem (Đa-ni-ên 9:27; II Tê-sa-lô-ni-ca 2:3-10), mà sẽ được xây dựng lại. Nửa sau của thời hoạn nạn được biết đến như là "Đại nạn" (Khải Huyền 7:14) và "thời kỳ khổ sở của nhà Gia Cốp" (Giê-rê-mi 30:7).
Vào cuối bảy năm hoạn nạn kẻ chống Đấng cứu thế sẽ khởi động một cuộc tấn công cuối cùng vào Jerusalem, cực điểm trong trận chiến Hạt-ma-ghê-đôn. Chúa cứu thế Giê Su sẽ trở lại hủy diệt kẻ chống nghịch và quân đội của hắn và ném chúng vào hồ lửa (Khải Huyền 19:11-21). Chúa cứu thế sau đó sẽ trói Satan trong vực sâu 1.000 năm và Ngài sẽ cai trị vương quốc ở trên đất của Ngài trong thời kỳ ngàn năm này (Khải Huyền 20:1-6).
Cuối của ngàn năm, Satan sẽ được thả ra, bị đánh bại một lần nữa, và sau đó bị ném vào hồ lửa (Khải Huyền 20:7-10) đến muôn đời. Chúa cứu thế sau đó phán xét tất cả các người không tin (Khải Huyền 20:10-15) tại toà án lớn trắng ném tất cả họ vào trong hồ lửa. Chúa cứu thế sau đó sẽ mở ra trời mới đất mới và Jerusalem mới-nơi ở vĩnh cửu của các tín hữu. Không còn có tội lỗi, buồn rầu, hoặc sự chết (Khải Huyền 21-22).
Hỏi: Làm thế nào tôi có thể tha thứ tội cho những người chống lại tôi?
Trả lời: Mọi người đã cư xử xấu, xúc phạm, và phạm tội chống nghịch lại một số điểm. Những con cái Chúa phản ứng như thế nào khi sự tấn công xảy ra như vậy? Theo Kinh Thánh chúng ta tha thứ. Ê-phê-sô 4:32 tuyên bố: "Hãy ở với nhau cách nhân từ, đầy dẫy lòng thương xót, tha thứ nhau như Ðức Chúa Trời đã tha thứ anh em trong Ðấng Christ vậy." Tương tự như vậy Cô-lô-se 3:13 tuyên bố: "Nếu một người trong anh em có sự gì phàn nàn với kẻ khác, thì hãy nhường nhịn nhau và tha thứ nhau: như Chúa đã tha thứ anh em thể nào, thì anh em cũng phải tha thứ thể ấy." Điểm chính của cả hai câu Kinh Thánh là tha thứ cho người khác như Đức Chúa Trời đã tha thứ cho chúng ta. Tại sao chúng ta tha thứ? Bởi vì chúng ta đã được tha thứ! Tuy nhiên những người không phải là con cái Chúa không có sự tha thứ của Thiên Chúa nên không có quyền năng và cũng không mong muốn tha thứ cho người khác.
Sự tha thứ sẽ đơn giản nếu chúng ta chỉ chấp nhận tha thứ cho những người đến xin tha thứ trong nỗi buồn và ăn năn. Kinh Thánh nói cho chúng ta biết chúng ta tha thứ không có điều kiện cho những người phạm tội chống lại chúng ta. Từ chối thực sự tha thứ cho một người là điển hình của sự phẫn nộ, cay đắng, và tức giận, không điều nào trong số đó là những đặc điểm của một Cơ Đốc nhân thật. Trong lời cầu nguyện của Chúa, chúng ta xin Chúa tha thứ cho tội lỗi của chúng ta, cũng như chúng ta tha thứ cho những người phạm tội chống nghịch lại chúng ta (Ma-thi-ơ 6:12). Chúa Giê Su nói trong Ma-thi-ơ 6:14-15, "Vả, nếu các ngươi tha lỗi cho người ta, thì Cha các ngươi ở trên trời cũng sẽ tha thứ các ngươi. Song nếu không tha lỗi cho người ta, thì Cha các ngươi cũng sẽ không tha lỗi cho các ngươi." Trong ánh sáng của các câu Kinh Thánh khác nói về sự tha thứ của Đức Chúa Trời, Ma-thi-ơ 6:14-15 tốt nhất để hiểu nói về những người từ chối không tha thứ cho những người khác không thực sự có kinh nghiệm ơn tha thứ của Đức Chúa Trời dành cho họ.
Bất cứ lúc nào chúng ta bất tuân mạng lệnh của Đức Chúa Trời, chúng ta phạm tội chống lại Ngài. Bất cứ lúc nào chúng ta cư xử xấu với người khác, chúng ta không chỉ phạm tội chống lại người đó, mà còn chống với Đức Chúa Trời. Khi chúng ta xem xét phạm vi mà Đức Chúa Trời tha thứ tất cả vi phạm của chúng ta, chúng ta nhận ra rằng chúng ta không có quyền ngăn cản ân điển này khỏi những người khác. Chúng ta phạm tội chống lại Đức Chúa Trời vô số kể nhiều hơn bất kỳ người nào có thể phạm tội chống lại chúng ta. Nếu Đức Chúa Trời tha thứ chúng ta rất nhiều, làm thế nào chúng ta có thể từ chối không tha thứ những người khác về điều quá nhỏ? Ví dụ của Chúa Giê Su trong Ma-thi-ơ 18:23-35 là một minh họa mạnh mẽ của lẽ thật này. Đức Chúa Trời hứa rằng khi chúng ta đến với Ngài xin sự tha thứ, Ngài ban cho cách thoải mái (I Giăng 1:9). Những sự tha thứ, chúng ta mở rộng nên biết không có giới hạn, giống như cách Đức Chúa Trời tha thứ vô hạn (Lu-ca 17:3-4).
Hỏi: Cơ Đốc nhân có nên ăn mừng lễ Giáng sinh không?
Trả lời: Các cuộc tranh luận về việc Cơ Đốc nhân có nên hay không nên ăn mừng lễ Giáng sinh mãnh liệt trong nhiều thế kỷ. Mỗi bên đều có nhiều lý do tại sao nên hoặc tại sao không nên tổ chức lễ Giáng sinh tại các nhà thờ Cơ Đốc giáo. Kinh Thánh nói gì về việc này? Kinh Thánh có hướng dẫn rõ ràng Giáng sinh là một ngày lễ được tổ chức bởi các Cơ Đốc nhân hay không?
Trước tiên, hãy xem những lý do tại sao các Cơ Đốc nhân không ăn mừng Giáng sinh. Một trong những luận cứ chống lại lễ Giáng sinh là nguồn gốc truyền thống của lễ này xuất phát từ ngoại giáo. Nghiên cứu những thông tin đáng tin cậy về chủ đề này là khó khăn vì nguồn gốc của nhiều truyền thống quá mơ hồ mà những nguồn cung cấp thường mâu thuẫn với nhau. Những cái chuông, những ngọn nến, cây thông, và đồ trang trí lễ này được đề cập trong lịch sử thờ phượng của dân ngoại, nhưng việc sử dụng trong nhà thờ chắc chắn không phải là dấu chỉ con cái Chúa trở về ngoại giáo. Trong khi xác định nguồn gốc một số truyền thống ngoại giáo, cũng có nhiều truyền thống liên kết với ý nghĩa thực sự của lễ Giáng sinh, sự ra đời của Cứu Chúa Giê Su tại thành Bết-lê-hem. Chuông phát ra những tin tức vui mừng, nến được thắp sáng để nhắc nhở chúng ta rằng Chúa Giê Su là ánh sáng của thế giới (Giăng 1:4-9), một ngôi sao được đặt trên đầu một cây Giáng sinh để nhớ ngôi sao Bết-lê-hem, và trao đổi quà tặng là để nhắc nhở chúng ta về những quà tặng của các bác sĩ tới viếng thăm Chúa Giê Su, món quà lớn nhất của Đức Chúa Trời ban cho nhân loại.
Một luận cứ chống lại lễ Giáng sinh, đặc biệt là cây thông Giáng sinh. Kinh Thánh cấm đưa cây vào nhà và trang trí cho nó. Các đoạn văn trích dẫn thường là Giê-rê-mi 10:1-16, nhưng đoạn văn này dùng để chỉ việc chặt cây xuống, chạm trổ cây gỗ để làm thần tượng, và sau đó trang trí thần tượng với vàng và bạc nhằm mục đích cúi xuống trước nó để thờ lạy ( xem thêm Ê-sai 44:9-18). Các đoạn văn trong Giê-rê-mi không thể được đưa ra khỏi ngữ cảnh của nó hoặc sử dụng để tạo ra một luận cứ hợp lý nhắm vào cây thông Giáng sinh.
Cơ Đốc nhân chọn việc bỏ qua lễ Giáng sinh nhắm đến một thực tế là Kinh Thánh không ghi chép cho chúng ta ngày sinh của Chúa Giê Su cách chắc chắn. Ngày 25 tháng 12 có thể không được đúng với ngày Chúa Giê Su được sinh ra. Họ lập luận theo nhiều cách, một số liên quan đến khí hậu ở xứ Palestine, cách canh giữ chiên của các mục tử trong mùa đông, và những ngày của đế quốc La Mã điều tra dân số. Những điểm này không ít phát sinh ra một số giả thiết phỏng đoán, mà chúng mang lại một thực tế là Kinh Thánh không cho chúng ta biết Chúa Giê Su sinh ra ngày nào. Một số xem như đây là bằng chứng tích cực mà Chúa đã không muốn chúng ta chào mừng sự ra đời của Ngài, trong khi những người khác nhìn thấy sự im lặng của Thánh Kinh về vấn đề như là một sự đồng ý ngầm.
Một số Cơ Đốc nhân nói rằng kể từ khi trên thế giới ăn mừng lễ Giáng sinh - Mặc dù nó đang trở nên ngày càng nhiều người lợi dụng để xem nó như là một ngày lễ hội – Các con cái Chúa nên tránh điều đó. Nhưng đó là lý luận cùng cách thực hiện bởi các tôn giáo để dùng cách ấy loại bỏ Chúa Giê Su là sai hoàn toàn, cũng như giáo phái nhân chứng Đức Giê-Hô-Va, những người từ chối thần tánh của Chúa Giê Su. Những Cơ Đốc nhân ăn mừng lễ Giáng sinh thường được xem như là một dịp, một cơ hội để công bố Chúa Giê Su là 'Căn nguyên cho mùa Noel' trong số các quốc gia và những người sống trong các tôn giáo sai lạc.
Như chúng ta đã thấy, không có lý do chính đáng Kinh Thánh phán bảo đừng nên mừng lễ Giáng sinh. Đồng thời, không có uỷ thác nào trong Kinh Thánh để kỷ niệm ngày Giáng sinh. Cuối cùng, tất nhiên, có hoặc không ăn mừng lễ Giáng sinh là một quyết định cá nhân. Dù Cơ Đốc nhân đi đến quyết định nào liên quan đến Giáng sinh, họ không nên sử dụng nó như một lập luận để đánh bại ý kiến của người khác hay gièm pha những người có quan điểm đối lập. Cũng không nên xem lễ Giáng sinh như một phương cách vinh dự tạo ra niềm tự hào về việc giữ lễ kỷ niệm hay không kỷ niệm Chúa Giáng sinh. Như trong tất cả mọi việc, chúng ta tìm kiếm sự khôn ngoan từ Chúa ban cho, đó là tùy nghi thích hợp cho tất cả những người mong ước (Gia cơ 1:5), và chấp nhận nhau trong tình yêu và ân điển của Đức Chúa Trời, bỏ qua sự tranh cãi về ngày lễ kỷ niệm Chúa Giáng sinh.
Trả lời: Nhiều người ngày nay hiểu Hội Thánh như là một toà nhà. Điều này không phải là sự hiểu biết Hội Thánh theo nghĩa của Kinh thánh. Từ "Hội Thánh" có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp “Ekklesia” từ đó được định nghĩa là "một hội đồng" hoặc "những người được gọi ra khỏi". Nghĩa gốc của "Hội Thánh" không phải là toà nhà mà là con người. Thật mỉa mai khi có ai hỏi người đi nhóm Hội Thánh nào, họ thường chỉ biết đó là nhà thờ. Rô ma 16:5 nói "... Cũng hãy chào Hội thánh nhóm tại nhà hai người" Phao Lô nói đến Hội Thánh trong căn nhà của họ không phải là nhà thờ xây dựng, nhưng là nơi nhóm lại của các tín hữu.
Hội Thánh là thân thể của Đấng Christ trong đó Ngài là người đứng đầu. Ê-phê-sô 1:22-23 nói: "Ngài đã bắt muôn vật phục dưới chân Ðấng Christ, và ban cho Ðấng Christ làm đầu Hội thánh, Hội thánh là thân thể của Ðấng Christ, tức là sự đầy đủ của Ðấng gồm tóm mọi sự trong mọi loài." Thân thể của Đấng Christ được tạo thành bởi tất cả các tín hữu trong Đấng Christ từ ngày Lễ Ngũ Tuần (Công vụ chương 2) cho đến ngày Đấng Christ trở lại. Thân thể Đấng Christ bao gồm hai khía cạnh:
1) Hội Thánh phổ thông bao gồm tất cả những người đã có một mối quan hệ cá nhân với Đấng Christ. "Vì chưng chúng ta hoặc người Giu-đa, hoặc người Gờ-réc, hoặc tôi mọi, hoặc tự chủ, đều đã chịu phép báp-têm chung một Thánh Linh để hiệp làm một thân; và chúng ta đều đã chịu uống chung một Thánh Linh nữa." ( I Cô-rinh-tô 12:13). Câu này nói rằng bất cứ ai tin Chúa đều là một phần của thân thể Đấng Christ và nhận được Thánh Linh của Đấng Christ làm bằng chứng. Hội Thánh phổ thông của Đức Chúa Trời là tất cả những người đã nhận được sự cứu rỗi qua đức tin trong Chúa Giê Su Christ.
2) Hội Thánh địa phương được mô tả trong Ga-la-ti 1:1-2: "Phao Lô, sứ đồ ... và tất cả các anh em ở với tôi, đến những Hội Thánh trong xứ Ga-la-ti." Ở đây chúng ta thấy rằng ở xứ Ga-la-ti có nhiều Hội Thánh, những gì chúng ta gọi là Hội Thánh địa phương. Một giáo hội Baptist, giáo hội Lutheran, giáo hội Công giáo.v.v… không phải là Hội Thánh, như là Hội Thánh phổ thông- đúng hơn là một Hội Thánh địa phương, thân thể địa phương của các tín hữu. Hội Thánh phổ thông bao gồm những người thuộc về Đấng Christ và những người đã tin Ngài để được cứu rỗi. Những thành viên của Hội Thánh phổ thông nên tìm kiếm sự thông công và học hỏi tại một Hội Thánh địa phương.
Tóm lại, Hội Thánh không phải là một tòa nhà hay một giáo phái. Theo Kinh Thánh, Hội Thánh là thân thể của Đấng Christ, tất cả những người đã đặt niềm tin vào Chúa Giê Su Christ để được cứu rỗi (Giăng 3:16; I Cô-rinh-tô 12:13). Hội Thánh địa phương tập trung các thành viên của Hội Thánh phổ thông. Các Hội Thánh địa phương là nơi mà các thành viên của Hội Thánh phổ thông có thể áp dụng hoàn toàn cho những qui luật của “thân thể" I Cô-rinh-tô chương 12: Khích lệ, giảng dạy, và xây dựng người khác lớn lên về sự hiểu biết và ân điển của Chúa Giê Su Christ.
Trả lời: Định nghĩa của từ điển "Tôn giáo" là một điều tương tự như "niềm tin vào Thiên Chúa hay các vị thần được thờ phượng, thường được diễn đạt trong đạo đức và lễ nghi; bất kỳ hệ thống cụ thể của tín ngưỡng, thờ phượng.v.v… đều liên quan đến những chuẩn mực đạo đức." Trong ánh sáng của định nghĩa này, Kinh Thánh nói về tổ chức tôn giáo, nhưng trong nhiều trường hợp mục đích và ảnh hưởng của "tổ chức tôn giáo" không phải là điều mà Thiên Chúa hài lòng.
Trong Sáng thế ký chương 11, có lẽ là trường hợp đầu tiên của tổ chức tôn giáo, chính các con cháu của Nô Ê tự tổ chức xây dựng tháp Ba-bên thay vì tuân theo lệnh của Đức Chúa Trời tràn ra khắp đất. Họ tin rằng sự thống nhất của họ là quan trọng hơn mối quan hệ của họ với Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời bước vào và làm lộn xộn ngôn ngữ của họ, do đó phá vỡ tổ chức tôn giáo này.
Trong Xuất Ê-díp-tô-ký chương 6 và các chương tiếp theo Thiên Chúa "tổ chức" một tôn giáo cho quốc gia Israel. Mười điều răn, những luật lệ về hòm giao ước và hệ thống dâng tế lễ đã được thiết lập bởi Đức Chúa Trời và đã được dân Israel vâng theo. Nghiên cứu xa hơn của Tân Ước làm rõ ra mục đích của tôn giáo này là điểm cần thiết chuẩn bị choChúa Cứu Thế-Đấng Mê Si (Ga-la-ti 3; Rô ma 7). Tuy nhiên, nhiều người đã lầm lẫn điều này nên tôn thờ các luật lệ và lễ nghi hơn là Thiên Chúa.
Suốt qua lịch sử của dân Israel, nhiều cuộc tranh chấp đã trải qua bởi dân Israel liên luỵ xung đột với các tổ chức tôn giáo. Ví dụ như việc thờ thần Ba-anh (Quan xét 6; I Các vua 18), thần Đa-gôn (I Sa-mu-ên 5), và thần Mo-lóc (II Các vua 23:10). Thiên Chúa đánh bại những người theo các tôn giáo này, hiển thị quyền tể trị của Đấng toàn năng.
Trong Phúc Âm, các người Pha-ri-si và Sa-đu-sê được mô tả là những đại diện của tổ chức tôn giáo trong thời của Đấng Cứu thế. Chúa Giê Su thường xuyên phải đối mặt họ về những lời dạy giả dối và lối sống đạo đức giả của họ. Trong các thư tín, có các nhóm có tổ chức pha trộn Phúc âm với các danh sách một số việc làm bắt buộc và các lễ nghi. Họ cũng tìm cách gây áp lực trên các tín hữu để thay đổi và chấp nhận các tín hữu cộng việc làm tôn giáo này. Thư Ga-la-ti và Cô-lô-se cho những lời cảnh tỉnh về những tôn giáo như vậy. Trong sách Khải Huyền, tổ chức tôn giáo sẽ có tác động trên thế giới như là Antichrist thiết lập một tôn giáo thế giới.
Trong nhiều trường hợp, kết quả cuối cùng của tổ chức tôn giáo là làm phân tâm khỏi mục đích của Thiên Chúa. Tuy nhiên, Kinh Thánh nói về các tín hữu đã tổ chức là một phần trong kế hoạch của Ngài. Đức Chúa Trời kêu gọi các nhóm tín hữu tổ chức "những Hội Thánh". Những mô tả từ sách Công vụ các sứ đồ và các thư tín chỉ ra rằng Hội Thánh là để thành tổ chức và hổ trợ lẫn nhau. Tổ chức dẫn đến bảo vệ, có hiệu quả và truyền giáo (Công vụ 2:41-47). Trong trường hợp Hội Thánh tốt hơn có thể được gọi là "Tổ chức các mối liên hệ."
Tôn giáo là con người nổ lực hiệp thông với Đức Chúa Trời. Đức tin Cơ Đốc giáo là mối liên hệ với Đức Chúa Trời vì những gì Ngài đã làm cho chúng ta qua sự hi sinh của Chúa cứu thế Giê Su. Không có kế hoạch đến với Thiên Chúa (Ngài đã đến tìm chúng ta-Rô ma 5:8). Không có sự kiêu ngạo (Tất cả đều nhận được do ân điển - Ê-phê-sô 2:8-9). Không nên xung đột vượt quyền lãnh đạo (Chúa Giê Su là đầu-Cô-lô-se 1:18). Không nên có thành kiến (Tất cả chúng ta đều là một trong Đấng Christ-Ga-la-ti 3:28). Trở thành một tổ chức không phải là vấn đề. Chú trọng vào các nguyên tắc và hình thức tôn giáo là một vấn đề.
Hội Thánh Baptist Công Bình 380/383 Phạm văn Hai P.5 Q. TB. TPHCM (ĐT: 38454061) Giờ nhóm CN: Sáng 8 giờ Chiều 6 giờ 30. Quản nhiệm Hội Thánh MS. Nguyễn Quốc Thịnh. ĐT: 38454061. Chủ nhiệm Mục vụ: MS. Nguyễn Quốc Dũng. ĐTDĐ 0938615997
“Vì vậy, Ngài phán rằng sẽ diệt chúng nó đi; Nhưng Môi-se, là kẻ Ngài chọn, đứng nơi triệt hạ trước mặt Ngài, đặng can gián cơn giận Ngài, e Ngài hủy diệt họ chăng.”. Thi Thiên 106: 23.