Trả lời: Thế giới quan dùng để chỉ một khái niệm toàn diện về thế giới từ một quan điểm cụ thể. Thế giới quan Cơ Đốc giáo là một khái niệm toàn diện thế giới theo quan điểm của Cơ Đốc nhân. Thế giới quan của một cá nhân là "hình ảnh lớn” của người ấy. Một sự hòa hợp của tất cả niềm tin của người ấy về thế giới. Đó là cách hiểu biết thực sự của người ấy. Thế giới quan của một người là cơ sở cho việc đưa ra quyết định hàng ngày và do đó vô cùng quan trọng.
Một trái táo để làm mẫu trên bàn được một số người xem. Một nhà thực vật học nhìn trái táo phân loại nó. Một hoạ sĩ thấy tồn tại cuộc sống và vẽ nó. Một nhà buôn thấy một tài sản và hàng tồn kho. Một đứa trẻ nhìn thấy bữa ăn trưa và ăn nó. Chúng ta nhìn tình hình thế nào do ảnh hưởng bởi cách chúng ta xem xét toàn thế giới cách nào. Mỗi thế giới quan, Cơ Đốc giáo và không Cơ Đốc giáo, liên quan đến ít nhất là ba câu hỏi:
1) Chúng ta đến từ đâu? (và tại sao chúng ta ở đây?)
2) Thế giới sai về điều gì?
3) Làm thế nào chúng ta có thể sửa chữa nó?
Thế giới quan phổ biến hôm nay là chủ nghĩa tự nhiên trả lời ba câu hỏi như thế này: 1) Chúng ta là những sản phẩm của các hành động ngẫu nhiên của thiên nhiên không có mục đích thực. 2) Chúng ta không tôn trọng thiên nhiên như chúng ta nên làm. 3) Chúng ta có thể cứu thế giới thông qua các hệ sinh thái và bảo tồn thiên nhiên. Một thế giới quan tự nhiên tạo ra nhiều triết lý liên quan như quan niệm đạo đức tương đối, chủ nghĩa sinh tồn, chủ nghĩa thực dụng, và chủ nghĩa không tưởng.
Mặt khác thế giới quan Cơ Đốc giáo trả lời ba câu hỏi theo Kinh Thánh: 1) Chúng ta là tạo vật của Thiên Chúa, được tạo ra để cai trị thế giới và tương giao với Ngài (Sáng thế ky 1:27-28; 2:15). 2) Chúng ta phạm tội chống nghịch với Đức Chúa Trời và phải gánh chịu lời rủa sả toàn thế giới (Sáng thế ký đoạn 3). 3) Chính Đức Chúa Trời đã cứu chuộc thế giới qua sự hi sinh của Con Ngài, Chúa cứu thế Giê Su (Sáng thế ký 3:15; Lu-ca 19:10), và một ngày sẽ khôi phục tạo vật trở lại trạng thái hoàn hảo của nó trước đây (Ê-sai 65:17-25). Một thế giới quan Cơ Đốc dẫn chúng ta tin tưởng vào đạo đức tuyệt đối, phép lạ, nhân phẩm con người, và khả năng cứu rỗi.
Điều quan trọng phải nhớ rằng một thế giới quan là bao hàm toàn diện. Nó ảnh hưởng rất nhiều đến mọi lảnh vực của cuộc sống, từ tiền bạc đến đạo đức, từ chính trị đến nghệ thuật. Cơ Đốc giáo thật tập hợp các ý tưởng nhiều hơn là để sử dụng trong nhà thờ. Cơ Đốc giáo dạy trong Kinh Thánh chính nó là một thế giới quan. Kinh Thánh không bao giờ phân biệt giữa một "tôn giáo" và một cuộc sống “thế tục” đời sống tín hữu Cơ Đốc là cuộc sống chỉ có Chúa. Chúa Giê Su tuyên bố chính Ngài là “Đường đi, chân lý, và sự sống" (Giăng 14:6) và bởi cách đó Ngài đã trở thành thế giới quan của chúng ta.
Chúa Giê Su chết trên thập tự nên loài người biết đường cứu rỗi và được về Thiên đàng sống đời đời. Giăng 3:36. Như vậy theo bạn nếu Chúa Giê Su không chết trên thập tự loài người sẽ ra sao? Bạn có thể tự giải thích được điều đó.
Chúc bạn tìm được con đường cứu rỗi.
MS. Dũng
Trả lời: Kinh Thánh Giăng 3:1-21 có những lời giải thích cho câu hỏi này. Chúa Giê Su nói với Ni-cô-đem, một người Pha-ri-si nổi tiếng và thành viên công nghị hội (Một lảnh tụ của Do Thái giáo). Ni-cô-đem đến cùng Chúa Giê Su trong ban đêm để đặt ra nhiều câu hỏi chất vấn Chúa Giê Su.
Khi ấy Chúa Giê Su đã trả lời cho Ni-cô-đem:“…Điều chắc chắn nhất Tôi nói với ông rằng người ta không thể nhìn thấy Thiên đàngtrừ khi người ấy sinh lại.” Ni-cô-đem hỏi lại: “Một người già rồi làm sao có thể được sinh lại? Người ấy làm thế nào vào trong bụng mẹ để được sinh ra lần thứ hai?” Chúa Giê Su đã trả lời: “Điều chắc chắn nhất Tôi nói với ông người ta không thể vào nước Thiên đàng trừ khi người ấy sinh bởi nước và Thánh Linh. Bởi xác thịt sinh ra xác thịt, bởi Thánh Linh sinh ra Linh. Đừng lấy làm lạ về điều Tôi nói với ông, ông phải sinh lại…” (Giăng 3:3-7).
Cụm từ “Sinh lại” nghĩa đen là “Sinh từ trên” Ni-cô-đem có một nhu cầu thật sự. Ông ấy cần một sự thay đổi trong tâm hồn – một sự đổi mới về tâm linh. Sự sinh ra mới, được sinh lại, là một hành động của Thượng Đế vì sự sống đời đời đã ban cho một người có lòng tin. (II Cô-rinh-tô 5:17; Tít 3:5; I Phi-e-rơ 1:3; I Giăng 2:29; 3:9; 4:7; 5:1-4,18) Giăng 1:12,13 chỉ ra cho biết “Sinh lại” cũng mang ý nghĩa “ Trở thành con của Đức Chúa Trời” qua niềm tin trong danh Chúa Giê Su Christ.
Có người hỏi rằng: “ Tại sao một người cần sinh lại” Sứ đồ Phao Lô trong thư Ê-phê-sô 2:1 có nói: “Về phần anh chị em đã chết vì vi phạm và tội ác mình”. Trong thư Rô Ma 3:23 sứ đồ Phao Lô viết: “Vì mọi người đều đã phạm tội, thiếu mất sự vinh hiển của Đức Chúa Trời”. Vì vậy một người sinh lại là để được tha thứ tội và có mối liên lạc với Thượng Đế.
Làm thế nào để điều đó thực hiện được? Ê-phê-sô 2:8,9 cho biết: "Vì nhờ ân điển mà bạn được cứu, không phải do công của bạn, nhưng qua đức tin, đó là món quà của Thượng Đế, không phải bời việc làm để không ai khoe khoang.". Khi một người được cứu, người ấy đã được sinh lại, tâm linh được đổi mới, và trở nên con của Đức Chúa Trời. Bởi quyền của một con người tin vào Chúa Giê Su Christ là Đấng đã trả án phạt của tội bằng cách chịu đóng đinh trên cây thập tự, điều ấy có nghĩa là tâm linh người ấy “Sinh lại”.“Chính vì thế nếu ai ở trong Đấng Christ người ấy là một tạo vật mới…” (II Cô-rinh-tô 5:17a).
Nếu bạn chưa bao giờ tin nhận Chúa Giê Su Christ làm Cứu Chúa của bạn, bạn có sẵn lòng quan tâm đáp ứng ngay khi Thánh Linh nói với lòng của bạn? Bạn cần sinh lại. Bạn có sẵn lòng cầu nguyện ăn năn và trở nên con người mới trong Đấng Christ ngay hôm nay? “Nhưng hễ ai đã nhận Ngài, thì Ngài ban cho quyền trở nên con của Đức Chúa Trời, là ban cho những kẻ tin danh Ngài, là kẻ chẳng phải sinh bởi khí huyết, hoặc bởi tình dục hoặc bởi ý người, nhưng sinh bởi Đức Chúa Trời.” (Giăng 1:12-13).
Trả lời: Câu hỏi này đã được vô số người hỏi thuộc đủ mọi lứa tuổi. Sa-mu-ên đã nghe tiếng nói của Thiên Chúa nhưng đã không nhận ra nó cho đến khi ông được Hê-Li hướng dẫn. (I Sa-mu-ên 3:1-10). Ghê-đê-ôn có sự mặc khải rõ ràng từ Thiên Chúa, và ông vẫn còn nghi ngờ những gì ông đã nghe cho đến thời điểm ông xin dấu hiệu, không phải một lần nhưng ba lần. ( Quan xét 6:17-22, 36-40). Khi chúng ta chuẩn bị lắng nghe tiếng của Đức Chúa Trời dành cho, làm thế nào chúng ta có thể biết rằng Người nói là Chúa? Trước hết, chúng ta có vài điểm mà Ghê-đê-ôn và Sa-mu-ên không có. Chúng ta có Kinh Thánh trọn bộ, lời của Đức Chúa Trời linh cãm, để đọc, học tập, và suy ngẫm. "Cả Kinh thánh đều là bởi Ðức Chúa Trời soi dẫn. Có ích cho sự dạy dỗ, bẻ trách, sửa trị, dạy người trong sự công bình, hầu cho người thuộc về Ðức Chúa Trời được trọn vẹn và sắm sẵn để làm mọi việc lành." ( II Ti-mô-thê 3:16-17). Khi chúng ta có một câu hỏi về một đề tài hoặc một quyết định nào đó trong cuộc sống của chúng ta, chúng ta nên xem những gì Kinh Thánh đã nói về nó. Đức Chúa Trời sẽ không bao giờ dẫn chúng ta hoặc chỉ bảo với chúng ta ngược với những gì Ngài đã dạy hoặc hứa ban trong Lời của Ngài (Tít 1:2). Thứ hai, để nghe giọng nói của Thiên Chúa, chúng ta phải nhận ra giọng ấy. Chúa Giê Su nói "Chiên ta nghe tiếng ta, ta quen nó, và nó theo ta" (Giăng 10:27). Những ai nghe tiếng nói của Thiên Chúa là những người thuộc về Ngài, những người đã được cứu bởi ân điển của Ngài qua đức tin trong Chúa cứu thế Giê Su. Đây là những con chiên nghe và nhận ra giọng nói của Ngài, vì họ biết Ngài là người chăn của họ và họ biết giọng nói của Ngài. Nếu chúng ta nhận ra tiếng nói của Thiên Chúa, chúng ta phải thuộc về Ngài. Thứ ba, chúng ta nghe tiếng của Ngài khi chúng ta dành nhiều thời gian trong sự cầu nguyện, nghiên cứu Kinh Thánh, và yên tĩnh trầm tư suy nghĩ Lời của Chúa. Càng dành nhiều thời gian mật thiết với Thiên Chúa và Lời của Ngài, càng dễ dàng nhận ra hơn giọng nói của Ngài và sự dẫn dắt của Ngài trong cuộc sống của chúng ta. Những nhân viên ngân hàng được đào tạo để nhận biết tiền giả bằng cách nghiên cứu tiền thật cách chặt chẽ nhằm dễ dàng giúp họ tìm ra một vết nhỏ của tiền giả. Chúng ta nên quen thuộc với Lời Chúa để khi Đức Chúa Trời nói chuyện với chúng ta hoặc dẫn dắt chúng ta, nó rõ ràng rằng đó là Đức Chúa Trời. Thiên Chúa nói với chúng ta để chúng ta có thể hiểu được lẽ thật. Trong lúc Thiên Chúa có thể nói bằng giọng nói với loài người nhưng Ngài nói chủ yếu qua Lời Kinh Thánh, và đôi khi qua Đức Thánh Linh đến với lương tâm chúng ta thông qua những hoàn cảnh và thông qua những người khác. Bằng cách áp dụng những gì chúng ta nghe lẽ thật của Kinh Thánh, chúng ta có thể học để nhận ra tiếng nói của Ngài.
Trả lời: Chìa khóa để hiểu vấn đề này là nên biết luật pháp Cựu Ước được ban cho quốc gia Y-sơ-ra-ên không cho Cơ Đốc nhân. Một số điều luật làm cho người Y-sơ-ra-ên biết làm thế nào để vâng lời và làm vui lòng Đức Chúa Trời (Thí dụ như Mười điều răn), một số điều chỉ cách làm thế nào để thờ phượng Đức Chúa Trời (Như hệ thống dâng tế lễ), một số điều chỉ đơn giản phân biệt Người Y-sơ-ra-ên khác với các quốc gia khác (luật về thực phẩm và y phục). Luật pháp Cựu Ước không áp dụng cho chúng ta ngày nay. Khi Chúa Giê Xu chết trên thập tự giá, Ngài đã đặt dấu chấm hết cho luật pháp Cựu Ước (Rô-ma 10:4; Ga-la-ti 3:23-25; Ê-phê-sô 2:15)
Tại nơi luật pháp Cựu Ước, chúng ta ở dưới luật pháp của Đấng Christ (Ga-la-ti 6:2) điều đó là: “Ngươi hãy hết lòng, hết linh hồn, hết ý mà yêu mến Chúa là Đức Chúa Trời ngươi. Ấy là điều răn thứ nhất và lớn hơn hết. Còn điều răn thứ hai đây cũng như vậy: Ngươi hãy yêu kẻ lân cận như mình. Hết thảy luật pháp và lời tiên tri đều bởi hai điều răn đó mà ra.” (Ma-thi-ơ 22:37-40). Nếu chúng ta làm hai điều này, chúng ta sẽ làm đầy đủ tất cả những gì Chúa muốn chúng ta làm, “Vì này là sự yêu mến Đức Chúa Trời, tức là chúng ta vâng giữ điều răn Ngài. Điều răn của Ngài chẳng phải là nặng nề.” (I Giăng 5:3) Theo cách giải thích ngữ nghĩa ngay cả Mười điều răn không thích hợp với Cơ Đốc giáo. Tuy nhiên chín trong mười điều răn đã được nhắc lại trong Tân Ước (Ngoại trừ điều răn giữ ngày Sa-bát). Lẽ đương nhiên nếu chúng ta yêu Đức Chúa Trời chúng ta sẽ không thờ phượng thần nào khác hay thờ phượng những hình tượng. Nếu chúng ta yêu mến những người chung quanh chúng ta, chúng ta sẽ không giết họ, nói dối họ, phạm tội tà dâm chống lại họ, hay thèm muốn những gì thuộc về họ. Vì vậy chúng ta không ở dưới bất kỳ đòi hỏi nào của luật pháp Cựu Ước. Chúng ta yêu Đức Chúa Trời và yêu mến người lân cận chúng ta. Nếu chúng ta trung thành làm hai điều này, mọi điều khác cũng sẽ bao hàm trong đó.
Hội Thánh Baptist Công Bình 380/383 Phạm văn Hai P.5 Q. TB. TPHCM (ĐT: 38454061) Giờ nhóm CN: Sáng 8 giờ Chiều 6 giờ 30. Quản nhiệm Hội Thánh MS. Nguyễn Quốc Thịnh. ĐT: 38454061. Chủ nhiệm Mục vụ: MS. Nguyễn Quốc Dũng. ĐTDĐ 0938615997
“Vì vậy, Ngài phán rằng sẽ diệt chúng nó đi; Nhưng Môi-se, là kẻ Ngài chọn, đứng nơi triệt hạ trước mặt Ngài, đặng can gián cơn giận Ngài, e Ngài hủy diệt họ chăng.”. Thi Thiên 106: 23.