|
[Xem]
Thứ 7 ngày 07 tháng 03 năm 2020
HỌC KINH THÁNH: GIÓP 39: 1-18
CHỦ ĐỀ: NĂNG QUYỀN CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI
CÂU GỐC: GIÓP 39: 12
“Chớ thì con bò tót muốn làm việc cho ngươi chăng? Nó chịu ở gần bên máng cỏ ngươi chớ?”. Gióp 39: 12.
NĂNG QUYỀN CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI
- Câu 1: “Khi mẹ con sư tử nằm phục nơi hang, khi rình trong bụi rậm nó.”.
- Câu 2: “Há có phải ngươi săn mồi cho sư tử cái, và làm cho sư tử con đói được no sao?”.
- Câu 3: “Ai sắm đồ ăn cho quạ, khi con nhỏ nó kêu la cùng Đức Chúa Trời, và bay đi đây đó không đồ ăn?”.
- Chúa cho con vật như sư tử có bản năng săn mồi nằm phục nơi hang, rình trong bụi rậm, tìm mồi cho sư tử con đói được no. Chúa sắm đồ ăn cho quạ để con nhỏ nó khỏi kêu la.
- Câu 8: “Ai để cho con lừa rừng chạy thong dong? Ai có mở trói cho lừa lẹ làng kia?”.
- Câu 9: “Ta đã ban cho nó đồng vắng làm nhà, và ruộng mặn làm nơi ở.”.
- Câu 10: “Nó khinh chê tiếng ồn ào của thị thành, không nghe tiếng của kẻ coi dắt.”.
- Câu 11: “Khắp các núi là đồng cỏ của nó, nó tìm kiếm mọi vật gì xanh tươi.”.
- Chúa cho con lừa rừng chạy nhanh lẹ làng. Chúa đã ban cho nó đồng vắng làm nhà, ruộng mặn làm nơi ở. Nó không muốn đến thị thành, không thích bị điều khiển. Nó có thể sống tự do, khắp các núi là đồng cỏ, nó tìm kiếm và ăn mọi vật xanh tươi.
- Câu 12: “Chớ thì con bò tót muốn làm việc cho ngươi chăng? Nó chịu ở gần bên máng cỏ ngươi chớ?”.
- Câu 13: “Ngươi há có thể lấy dây cột bò tót nơi gòng cày sao? Nó sẽ chịu theo sau ngươi mà bừa trũng chăng?”.
- Câu 14: “Ngươi há sẽ nhờ cậy nó, vì nó sức nhiều sao? Ngươi sẽ giao công lao mình cho nó chăng?”.
- Câu 15: “Chớ thì ngươi cậy nó đem ngũ cốc ngươi về, Và nhờ nó gom lúa mì lại trong sân ngươi ư?”.
- Sự khôn ngoan của con người bất lực, không thể thuần hóa những con vật hoang làm việc. Nhưng chúng ở dưới bàn tay năng quyền của Đức Chúa Trời nuôi nấng.
* Kết luận:
- Đức Chúa Trời quyền năng, tể trị trên thiên nhiên, vạn vật bằng cách nuôi dưỡng chăm sóc cho mọi loài theo cách hữu hiệu nhất.
- Loài người bị giới hạn sự khôn ngoan, không làm gì được trên thiên nhiên, vạn vật và các loài thú rừng.
- Loài người cần nương dựa, ngợi khen, cảm tạ, đi theo đường lối Chúa chỉ dẫn thì Ngài ban phước, bảo vệ và nuôi nấng no đủ.
[Ðóng lại]
[Xem]
Thứ 6 ngày 06 tháng 03 năm 2020
HỌC KINH THÁNH: GIÓP 38: 16-38
CHỦ ĐỀ: ĐỨC CHÚA TRỜI BAN SỰ KHÔN NGOAN
CÂU GỐC: GIÓP 38: 36
“Ai có đặt khôn ngoan trong lòng, và ban sự thông sáng cho trí não?”. Gióp 38: 36.
ĐỨC CHÚA TRỜI BAN SỰ KHÔN NGOAN
- Câu 19: “Con đường dẫn đến nơi ở của ánh sáng là đâu? Còn nơi của tối tăm thì ở đâu?”.
- Câu 20: “Chớ thì ngươi có thế dẫn nó lại vào địa giới nó sao? Có biết các đường lối của nhà nó ở chăng.”.
- Chỉ có Đức Chúa Trời là Đấng khôn ngoan mới biết con đường dẫn đến nơi nguồn của ánh sáng và tối tăm. Loài người không biết đường lối ánh sáng hoặc tối tăm nên chỉ có thể sử dụng mà không điều khiển.
- Câu 25: Ai đào kinh cho nước mưa chảy, phóng đường cho chớp nhoáng của sấm sét.”.
- Câu 26: “Để mưa xuống đất bỏ hoang, và trên đồng vắng không có người ở.”.
- Câu 27: “Đặng tưới đất hoang vu, hiu quạnh, và làm cho cây cỏ đâm chồi?”.
- Câu 28: “Mưa có cha chăng? Ai sanh các giọt sương ra?”.
- Câu 29: “Nước đá ra bởi lòng của ai? Ai đẻ ra sương móc của trời?”.
- Câu 30: “Nước đông lại như đá, rồi ẩn bí, và mặt vực sâu trở thành cứng.”.
- Những câu hỏi đặt ra thể hiện quyền năng Chúa luôn tể trị, sự mầu nhiệm, tạo dựng trên thiên nhiên, vạn vật, con người. Khoa học mà loài người hay chứng minh không phải theo quyền lực của loài người mà do sự khôn ngoan Chúa cho.
- Câu 34: “Ngươi có thế cất tiếng mình la lên cùng mây, khiến cho mưa tuôn xuống thân ngươi chăng?”.
- Câu 35: “Ngươi có thế thả chớp nhoáng ra, để nó đi, và nó đáp với ngươi rằng: Thưa, chúng tôi đây?”.
- Câu 36: “Ai có đặt khôn ngoan trong lòng, và ban sự thông sáng cho trí não?”.
- Loài người không ai có thể dùng đôi tay mà làm ra thiên nhiên, vạn vật. Chỉ có Chúa ban cho loài người khôn ngoan trong lòng, sự thông sáng của trí não. Điều này giúp loài người khác hơn loài thú, nhận biết có Đức Chúa Trời là Đấng tạo dựng thiên nhiên, vạn vật, và loài người.
* Kết luận:
- Đức Chúa Trời khôn ngoan, quyền năng, Đấng tạo hóa. Ngài tạo nên thiên nhiên, vạn vật, và con người có lương tri.
- Châm Ngôn 9: 10 “Kính sợ Đức Giê-hô-va, ấy là khởi đầu sự khôn ngoan; Sự nhìn biết Đấng Thánh, đó là sự thông sáng.”.
- Mọi người có lòng kính sợ, vâng phục Chúa sẽ được ban phước trở nên khôn ngoan, và thông sáng để cư xử theo lương tri mà không chịu sự chi phối bởi bản năng.
[Ðóng lại]
[Xem]
Thứ 5 ngày 05 tháng 03 năm 2020
HỌC KINH THÁNH: GIÓP 38: 1-15
CHỦ ĐỀ: SỰ TẠO DỰNG VŨ TRỤ KHÔN NGOAN CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI
CÂU GỐC: GIÓP 38: 15
“Sự sáng đã cất khỏi kẻ ác, Cánh tay chúng nó giơ lên, đã bị gãy rồi.”. Gióp 38: 15.
SỰ TẠO DỰNG VŨ TRỤ KHÔN NGOAN CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI
- Câu 1: “Bây giờ, từ giữa cơn gió trốt, Đức Chúa Trời đáp cùng Gióp rằng:”.
- Câu 2: “Kẻ nầy là ai dám dùng các lời không tri thức, Mà làm cho mờ ám các mưa định ta?”.
- Chúa truyền dạy, bày tỏ quyền năng, soi sáng tâm trí cho Gióp. Từ giữa cơn gió trốt, Đức Chúa Trời đáp cùng Gióp nói về. Ê-li-hu là ai, dám dùng các lời không tri thức, mà làm cho mờ ám các mưa định của Ngài.
- Câu 7: “Trong khi ấy các sao mai đồng hát hòa nhau, Và các con trai Đức Chúa Trời cất tiếng reo mừng.”.
- Câu 8: “Vả lại, khi biển bể bờ và cất ra khỏi lòng đất, Ai đã lấy các cửa mà ngăn đóng nó lại?”.
- Câu 9: “Khi ấy ta ban cho nó mây làm áo xống, Lấy tăm tối làm khăn vấn của nó.”.
- Câu 10: “Ta định giới hạn cho nó, Đặt then chốt và cửa của nó.”.
- Câu 11: “Mà rằng: Mầy đến đây, chớ không đi xa nữa, Các lượn sóng kiêu ngạo mầy phải dừng lại tại đây!”.
- Câu 12: “Từ khi ngươi sanh, ngươi há có sai khiến buổi sáng, Và phân định chỗ cho hừng đông.”.
- Đức Chúa Trời tạo dựng vũ trụ và con người cách khôn ngoan, tuyệt vời. Không theo cách nói khoa học của loài người. Họ không sai khiến buổi sáng, không phân định chỗ cho hừng đông, không thể làm trên thiên nhiên vạn vật Chúa tạo dựng.
- Câu 14: “Trái đất biến hình như đất sét, dưới dấu ấn, Và mọi vật hiện ra trau giồi như bằng áo.”.
- Câu 15: “Sự sáng đã cất khỏi kẻ ác, Cánh tay chúng nó giơ lên, đã bị gãy rồi.”.
- Trái đất biến hình như đất sét, mọi vật hiện ra trau giồi như bằng áo dưới dấu ấn của Chúa. Cánh tay kẻ ác giơ lên, đã bị gãy rồi. Vì sự sáng của Chúa đã cất khỏi kẻ ác.
* Kết luận:
- Đức Chúa Trời tạo dựng trái đất, vũ trụ, loài người. Bằng cánh tay kỳ diệu, sai khiến, phân định rất mầu nhiệm, rất khôn ngoan của Ngài.
- Chúng ta phải hết lòng tìm kiếm, phụng sự, vâng phục, đi trong đường lối Chúa dạy. Thì Đức Chúa Trời luôn ban phước đầy đủ mọi thứ cần dùng từ thuộc linh đến thuộc thể trong cuộc sống.
[Ðóng lại]
[Xem]
Thứ 4 ngày 04 tháng 03 năm 2020
HỌC KINH THÁNH: GIÓP 37: 1-24
CHỦ ĐỀ: SỰ MÂU THUẨN HIỂU BIẾT VỀ ĐỨC CHÚA TRỜI
CÂU GỐC: GIÓP 37: 23
“Luận về Đấng Toàn năng, ta không tìm thấy đến Ngài được: Ngài vốn rất quyền năng, rất chánh chực và công bình cực điểm, không hề hà hiếp ai.”. Gióp 37: 23.
SỰ MÂU THUẨN HIỂU BIẾT VỀ ĐỨC CHÚA TRỜI
- Câu 5: “Đức Chúa Trời phát tiếng và sấm rền ra lạ kỳ; Ngài làm những công việc lớn lao mà chúng ta hiểu không nổi?”.
- Câu 6: “Vì Ngài phán với tuyết rằng: Hãy sa xuống đất! Và cũng phán vậy cho trận mưa mây và mưa lớn.”.
- Ê-li-hu nói về thiên văn, khoa học, sự hiểu biết, khôn ngoan của loài người. Đức Chúa Trời phát tiếng sấm rền ra lạ kỳ, làm những công việc lớn lao. Ngài phán với tuyết rơi xuống đất, cũng phán như vậy cho các cơn mưa từ trên mây.
- Câu 10: “Nước đá thành ra bởi hơi thở của Đức Chúa Trời, bề rộng của nước đông đặc lại.”.
- Câu 11: “Ngài chứa nước trong mây, và giăng ra các mây chớp nhoáng của Ngài.”.
- Câu 12: “Nhờ Ngài dẫn dắt, nó bay vận khắp tứ phương, đặng làm xong công việc mà Ngài phán biểu nó làm trên khắp trái đất.”.
- Câu 13: “Ngài sai mây hoặc để giáng họa, hoặc để tưới đất, hoặc để làm ơn cho loài người.”.
- Câu 14: “Hỡi Gióp, hãy nghe lời nầy, khá đứng yên, suy nghĩ về các việc diệu kỳ của Đức Chúa Trời.”.
- Ê-li-hu nói Gióp hãy nghe lời nầy, khá đứng yên, suy nghĩ về các việc diệu kỳ của Đức Chúa Trời. Ông vận dụng kiến thức khoa học, sự hiểu biết về tự nhiên để bảo cho Gióp nên dùng trí huệ tìm biết về Đức Chúa Trời hơn là dùng tình yêu của tấm lòng mà nói chuyện với Chúa.
- Câu 23: “Luận về Đấng Toàn năng, ta không tìm thấy đến Ngài được. Ngài vốn rất quyền năng, rất chánh chực và công bình cực điểm, không hề hà hiếp ai.”. Ê-li-hu nói chính mình không tìm thấy đến Ngài được. Ông nói mâu thuẫn sự hiểu biết về Đức Chúa Trời. Một người không thấy, không gặp Chúa làm sao biết về Đức Chúa Trời để nói.
* Kết luận:
- Đức Chúa Trời là Đấng Toàn năng, chánh chực, công bình. Vì vậy muốn biết và muốn hiểu về Ngài không thể dùng lý luận khoa học hay định luật của tự nhiên để suy luận.
- Đời sống yêu thương, giúp đỡ, rao truyền cho mọi người biết về Đấng mà chính mình tin, thấy và kinh nghiệm ơn Chúa trong lúc hoạn nạn, mới thực sự đúng nghĩa của người tin Chúa.
[Ðóng lại]
[Xem]
Thứ 3 ngày 03 tháng 03 năm 2020
HỌC KINH THÁNH: GIÓP 36: 18-33
CHỦ ĐỀ: SỰ MẦU NHIỆM CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI
CÂU GỐC: GIÓP 36: 31
“Vì nhờ những điều ấy Ngài xét đoán các dân tộc; Ngài ban cho lương thực nhiều.”. Gióp 36: 31.
SỰ MẦU NHIỆM CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI
- Câu 22: “Kìa Đức Chúa Trời dùng quyền năng mà làm việc cách cao cả, có giáo sư nào giống như Ngài chăng?”. Đức Chúa Trời dùng quyền năng mà làm việc cách cao cả. Ngài không dùng sự khôn ngoan của loài người.
- Câu 24: “Hãy nhớ ngợi khen các công việc Chúa, mà loài người thường có ca tụng.”.
- Câu 25: “Mọi người đều đã ngoạn xem công việc ấy, và loài người từ xa nhìn thấy nó.”.
- Câu 26: “Phải, Đức Chúa Trời là cực đại, chúng ta không biết được Ngài; Số năm của Ngài thọ không ai kể xiết được.”Đức Chúa Trời hằng sống, đời đời.
- Câu 27: “Vì Ngài thâu hấp các giọt nước: Rồi từ sa mù giọt ấy bèn hóa ra mưa.”.
- Ê-li-hu nói về việc ngợi khen công việc Chúa, loài người thường ca tụng, đã nhìn xem những sự lạ lùng. Đức Chúa Trời là cực đại, không nên đếm số năm hiện diện của Ngài như một con người trên đất.
- Câu 30: “Kìa, Chúa bủa ánh sáng ra chung quanh Ngài, và che lấp đáy biển.”.
- Câu 31: “Vì nhờ những đều ấy Ngài xét đoán các dân tộc; Ngài ban cho lương thực nhiều.”.
- Câu 32: “Ngài giấu sấm sét trong tay Ngài, và truyền nó phải đánh nơi nào.”.
- Câu 33: “Tiếng sấm sét báo cáo việc Ngài, và chính súc vật cũng đoán điềm dông mưa gần đến.”.
- Ê-li-hu sử dụng kiến thức khoa học nói về sự mầu nhiệm của Đức Chúa Trời. Chúa bủa ánh sáng ra chung quanh, che lấp đáy biển. Ngài xét đoán các dân tộc, Ngài ban cho lương thực. Ngài điều khiển sấm sét, truyền nó phải đánh nơi nào. Tiếng sấm sét loan báo về uy quyền của Đức Chúa Trời. Dông mưa được Chúa ban dấu hiệu.
* Kết luận:
- Đức Chúa Trời là Đấng quyền năng không ai có thể so sánh, việc làm Ngài cách cao cả, nhưng đều có nguyên tắc rõ ràng. Không có loại người nào có thể lý đoán được sự mầu nhiệm của Chúa.
- Chúng ta phải nương dựa, ngợi khen, cảm tạ, đặt niềm tin tuyệt đối, vào uy quyền của Đúc Chúa Trời trên mọi người. Sự mầu nhiệm của Chúa theo nguyên tắc mà khoa học phải cúi đầu vâng theo.
[Ðóng lại]
|
|
|
Liên hệ Hội Thánh Baptist Công Bình 380/383 Phạm văn Hai P.5 Q. TB. TPHCM (ĐT: 38454061) Giờ nhóm CN: Sáng 8 giờ Chiều 6 giờ 30. Quản nhiệm Hội Thánh MS. Nguyễn Quốc Thịnh. ĐT: 38454061. Chủ nhiệm Mục vụ: MS. Nguyễn Quốc Dũng. ĐTDĐ 0938615997
|
|
Câu gốc hôm nay
“Vì vậy, Ngài phán rằng sẽ diệt chúng nó đi; Nhưng Môi-se, là kẻ Ngài chọn, đứng nơi triệt hạ trước mặt Ngài, đặng can gián cơn giận Ngài, e Ngài hủy diệt họ chăng.”. Thi Thiên 106: 23.
|
» gửi email cho chúng tôi |
» xem thêm các hình ảnh khác |
» gửi câu hỏi cho chúng tôi |
|
|