|
[Xem]
Thứ 7 ngày 18 tháng 01 năm 2020
HỌC KINH THÁNH: GIÓP 15: 17-35
CHỦ ĐỀ: SỐNG ĐỪNG KIÊU NGẠO
CÂU GỐC: GIÓP 15: 31
“Người chớ nên cậy sự hư không, mà bị lừa dối; Vì sự hư không sẽ là phần thưởng của người.”. Gióp 15: 31.
SỐNG ĐỪNG KIÊU NGẠO
- Câu 17: “Tôi sẽ dạy ông, ông hãy nghe tôi; Tôi sẽ thuật cho ông đều tôi đã thấy.”.
- Ông Ê-li-pha không có Chúa. Nên cách nói không che đậy được lòng kiêu ngạo “Tôi sẽ dạy ông”. Người kiêu ngạo hay dùng cái “Tôi” để nói chuyện.
- Câu 20: “Trọn đời người hung ác bị đau đớn cực lòng, Số ít năm để dành cho kẻ hà hiếp.”. Ám chỉ Gióp sẽ bị đau đớn, cực lòng trọn đời, vì ông hung ác và hà hiếp.
- Câu 24: “Sự gian nan buồn thảm làm cho người kinh hãi, xông áp vào người như một vua sẵn sàng chinh chiến.”.
- Câu 25: “Vì người có giơ tay lên chống cự Đức Chúa Trời, và cư xử cách kiêu ngạo với Đấng Toàn năng.”. Không ai có quyền kết án người khác nếu vì hoàn cảnh mà phải gian nan, buồn thảm. Sự kinh hãi, do tai ương ở đâu ập đến không có nghĩa vì họ cư xử cách kiêu ngạo với Đức Chúa Trời.
- Câu 31: “Người chớ nên cậy sự hư không, mà bị lừa dối; Vì sự hư không sẽ là phần thưởng của người.”. Loài người chớ cậy lòng kiêu ngạo mà chuốc lấy hư không, và bị lừa dối bởi những điều không tồn tại lâu dài.
- Câu 32: “Sự nầy sẽ trọn vẹn trước nhựt kỳ người chưa xảy đến, Còn các nhành người sẽ chẳng xanh tươi.”.
- Câu 33: “Người làm rơi trái xanh mình như một cây nho; Người làm rụng hoa mình như cây ô-li ve.”.
- Cây Ô-li-ve, cây nho đầy nhựa sống, quanh năm, suốt tháng, nắng mưa đều ra trái. Người chẳng trọn vẹn sẽ không bao giờ được như vậy.
- Cuộc sống con người trên đất đầy tội lỗi, đau khổ, tìm kiếm sự sống, bánh ăn, sản nghiệp giàu có. Tất cả đều là hư không, mau chóng suy tàn, vì họ không có Chúa. Họ kiêu căng, thách thức cùng Đức Chúa Trời. Họ còn chống cự, cư xử cách kiêu ngạo với lời của Đức Chúa Trời khuyên dạy.
- Nhờ lời dạy dỗ, nhắc nhở của Chúa nên cuộc sống con cái Chúa tránh được sự kiêu ngạo, và tránh xa những điều gian ác, tội lỗi.
* Kết luận:
- Chúng ta nên cầu nguyện để tránh xa những điều gian ác, tội lỗi của lòng kiêu ngạo.
- Hãy sống khiêm nhường, giữ nếp sống tin kính của người yêu Chúa, yêu thương mọi người. Hãy làm theo lời dạy của Chúa và tôn cao danh Chúa thì Ngài ban bình an lâu dài.
[Ðóng lại]
[Xem]
Thứ 6 ngày 17 tháng 01 năm 2020
HỌC KINH THÁNH: GIÓP 15: 1-16
CHỦ ĐỀ: DÙNG LỐI NGỤY BIỆN CHỈ TRÍCH
CÂU GỐC: GIÓP 15: 3
“Người há có nên lấy lời vô ích mà chữa mình, dùng câu giảng luận vô dụng mà binh vực sao?”. Gióp 15: 3.
DÙNG LỐI NGỤY BIỆN CHỈ TRÍCH
- Trong hoạn nạn, Ê-li-pha đến thăm Gióp, ông nói lời đàm tiếu, chỉ trích, nói khích, dùng lối ngụy miệng. Lời nói của ông không đem lại sự an ủi cho Gióp.
- Câu 1: “Ê-li-pha, người Thê-man, đáp rằng:”.
- Câu 2: “Người khôn ngoan há đáp bằng lời tri thức hư không, và phình bụng mình bằng gió đông sao?”. Ê-li-pha cho rằng người khôn ngoan đáp lời bằng tri thức, nhưng lời tri thức hư không, chẳng khác nào những cơn gió rét lạnh lẽo mùa đông.
- Câu 3: “Người há có nên lấy lời vô ích mà chữa mình, dùng câu giảng luận vô dụng mà binh vực sao?”. Người có tài ăn nói, giảng luận vô ích. Người sử dụng tài năng để binh vực, tự mình bào chữa cho mình không ích lợi gì cả.
- Câu 4: “Thật ông hủy điều kính sợ Đức Chúa Trời, ngăn trở sự suy ngẫm trước mặt Ngài.”. Không kính sợ Chúa sẽ không suy ngẫm ra được điều gì tốt. Muốn suy ngẫm được điều dạy dỗ của Đức Chúa Trời phải có lòng kính sợ Ngài.
- Câu 5: “Vì sự gian ác ông dạy dỗ cho miệng mình nói, và ông chọn lưỡi của kẻ quỷ quyệt.”. Ê-li-pha chỉ trích Gióp về sự gian ác do miệng lưỡi, dùng lời của kẻ quỷ quyệt.
- Câu 6: “Miệng ông định tội cho ông, chớ chẳng phải tôi, và môi ông làm chứng đối nghịch cùng ông.”. Ê-li-pha dùng lối ngụy biện để che giấu việc chỉ trích bằng cách đổ tội cho Gióp, chẳng phải ông. Đổ tội cho người khác là sách lược của sa tan.
- Câu 14: “Loài người là chi, mà lại là thanh sạch? Kẻ do người nữ sanh ra là gì, mà lại là công bình?”. Loài người không thanh sạch, không công bình vì do di truyền tội lỗi từ người nữ đầu tiên là Ê-va.
- Câu 15: “Kìa, Đức Chúa Trời không tin cậy các thánh đồ Ngài, đến đỗi các từng trời cũng chẳng trong sạch trước mặt Ngài thay.” Lời ngụy biện nói phạm thượng đến Đức Chúa Trời, và mang tính đoán xét cách võ đoán.
- Câu 16: “Phương chi một người gớm ghiếc và hư nát, Kẻ hay uống gian ác như nước!”. Ê-li-pha quyết rằng Chúa trừng phạt loài người vì tội lỗi của họ là đúng, nhưng ông dùng điều này để chỉ trích Gióp là người gian ác thì sai.
- Ê-li-pha nói phạm thượng, phê phán, chỉ trích Chúa không tin ai cả, để gieo sự không tin cậy vào lòng các thánh đồ. Các từng trời chẳng trong sạch cho thấy lời ngụy biện này Ê-li-pha nói không cần bằng chứng gì hết.
- Sa-tan gieo sự nghi ngờ cho Gióp không tin vào quyền năng của Đức Chúa Trời.
- Người khôn ngoan phải nói lời thành thật, cách nói trung thực, không ngụy biện mới gây dựng cho anh em mình. Chỉ trích, lý luận dông dài, đều gây tổn thương, ngăn trở ý tưởng của người khác đến với Chúa.
* Kết luận:
- Đức Chúa Trời là Đấng yêu thương, chân thật, thành tín với mọi người.
- Chúng ta cẩn thận, chớ lưỡng lự, hồ nghi về lời hứa Đức Chúa Trời. Lời Chúa dạy dỗ cho chúng ta tránh xa tội lỗi và mưu chước ngụy biện của sa-tan.
- Hãy mạnh mẽ bước đi trong đức tin, không để những lời hư không lừa dối mình. Hãy đi trong đường lối Chúa, Ngài sẽ ban phước hạnh cho chúng ta đời đời.
[Ðóng lại]
[Xem]
Thứ 4 ngày 15 tháng 01 năm 2020
HỌC KINH THÁNH: GIÓP 14: 1-10
CHỦ ĐỀ: Ý NGHĨA VỀ SỰ SỐNG SỰ CHẾT
CÂU GỐC: GIÓP 14: 4
“Ai có thể từ sự ô uế mà lấy ra được đều thanh sạch? Chẳng một ai!”. Gióp 14: 4.
Ý NGHĨA VỀ SỰ SỐNG SỰ CHẾT
- Câu 1: “Loài người bởi người nữ sanh ra, sống tạm ít ngày, Bị đầy dẫy sự khốn khổ.”. Sự sống loài người trên đất tạm thời nhưng lại đầy những sự khốn khổ.
- Câu 2: “Người sanh ra như cỏ hoa, rồi bị phát; Người chạy qua như bóng, không ở lâu dài.”.
- Trên trái đất, cuộc sống loài người sanh ra, sống tạm ít ngày, như cỏ hoa rồi bị phát, chạy nhanh qua như bóng, không ở lâu dài, vậy sự sống có nghĩa gì?
- Câu 3: “Dầu vậy, Chúa còn để mắt trên người dường ấy, Và khiến tôi đến chịu Chúa xét đoán sao?”. Dầu cuộc đời qua nhanh, Chúa vẫn để mắt, xét đoán mọi người.
- Câu 4: “Ai có thể từ sự ô uế mà lấy ra được đều thanh sạch? Chẳng một ai!”.
- Chẳng một ai công bình, không thể có sự thay đổi từ ô uế ra thánh sạch một cách tự nhiên hay do cố gắng tu hành mà thiếu đạo đức, đầy dẫy điều tội lỗi, ô uế trong lương tâm. Chỉ có Chúa ban cho cơ hội sống thánh sạch bằng cách tin nhận Chúa.
- Câu 5: “Nếu các ngày của loài người đã định rồi, Nếu số tháng người ở nơi Chúa, Và Chúa đã định giới hạn cho người, mà người không qua khỏi được.”.
- Câu 6: “Thì xin Chúa hãy xây mắt Ngài khỏi người, để người đặng yên nghỉ, Cho đến khi mãn ngày mình như kẻ làm mướn vậy.”.
- Sự sống, sự chết của các ngày, tháng, giới hạn cho loài người Chúa đã định. Không ai qua khỏi được, nhưng Chúa chẳng xây mắt khỏi họ, cho đến khi yên nghỉ.
- Câu 7: “Vì cây cối dẫu bị đốn còn trông cậy, Sẽ còn mọc lên nữa, Không thôi nứt chồi.”. Cây cối bị đốn còn mọc lên, nứt chồi, nói lên sự trông cậy nơi Chúa.
- Câu 10: “Nhưng loài người chết, thì nằm tại đó, Loài người tắt hơi, thì đã đi đâu?”.
- Loài người không tin Chúa. Lúc tắt hơi, họ nằm chờ ở đó cho đến ngày phán xét. Vì người không tin Chúa không hy vọng, không có sự cứu rỗi, bị đoán xét vĩnh viễn.
- Thời gian dài hay ngắn trên đất. Ai tin có sự cứu rỗi, trông mong, hy vọng, đặt niềm tin nơi Chúa. Dù thể xác chết đi, nhưng linh hồn họ được hưởng sự sống đời đời trong nhà Chúa.
* Kết luận:
- Cuộc đời của từng con người chúng ta đã định. Sự sống, sự chết đều nằm trong tay của Chúa lo liệu.
- Chúng ta còn sống còn hy vọng, được trông cậy, có niềm tin nơi Chúa. Chúng ta rao giảng tin lành giúp cho đời sống mọi người có cơ hội ăn năn, sửa chữa, thay đổi theo đường lối dẫn dắt của Chúa. Ngài ban phước cho mọi người sự sống đời đời.
- Chúng ta yêu mến, kính sợ, và tôn cao danh Chúa nhờ sống có ý nghĩa sống và chết không nằm chờ bị phán xét.
[Ðóng lại]
[Xem]
Thứ 3 ngày 14 tháng 01 năm 2020
HỌC KINH THÁNH: GIÓP 13: 16-28
CHỦ ĐỀ: GIÓP CẦU XIN TRONG SỰ HIỆN DIỆN CỦA CHÚA
CÂU GỐC: GIÓP 13: 16
“Chánh đều đó sẽ là sự cứu rỗi ta; Vì một kẻ vô đạo chẳng được đến trước mặt Chúa.”. Gióp 13: 16.
GIÓP CẦU XIN TRONG SỰ HIỆN DIỆN CỦA CHÚA
- Câu 16: “Chánh đều đó sẽ là sự cứu rỗi ta; Vì một kẻ vô đạo chẳng được đến trước mặt Chúa.”. Gióp có sự cứu rỗi của Chúa vì ông đang đứng trong sự hiện diện của Chúa, còn kẻ vô đạo thì không.
- Câu 20: “Có hai điều cầu xin Chúa chớ làm cho tôi, Thì tôi sẽ không ẩn mình tôi khỏi mặt Chúa.”. Gióp không trốn tránh mặt Chúa, ông có hai điều cầu xin Chúa.
- Câu 21: “Xin Chúa rút tay Chúa khỏi mình tôi, và sự hoảng kinh của Chúa chớ làm bối rối tôi nữa.”. Thứ nhất ông cầu xin Chúa hãy để ông chịu đựng. Thứ hai ông xin Chúa cho lòng bình an, không còn bối rối lo âu.
- Câu 22: “Đoạn, hãy gọi tôi, tôi sẽ thưa lại, Hoặc tôi nói, thì Chúa sẽ trả lời cho tôi.”. Gióp mong mỏi việc giao thông giữa ông với Chúa thật thông suốt. Chúa nói ông trả lời và ông xin gì Chúa cũng giúp đỡ.
- Câu 23: “Số gian ác và tội lỗi tôi bao nhiêu? Cầu Chúa cho tôi biết sự phạm luật và tội lỗi tôi.”.
- Gióp mạnh dạn bênh vực tánh hạnh. Ông cầu xin Chúa cho biết nếu ông phạm luật, và làm những điều tội lỗi gian ác. Xin chỉ ra điều sai trật để Gióp ăn năn sửa đổi, làm theo ý muốn, và luôn yêu kính Chúa.
- Câu 24: “Nhân sao Chúa giấu mặt Chúa, và cầm bằng tôi là kẻ cừu địch Chúa?”.
- Gióp cầu xin Chúa hiện diện, không giấu mặt. Vì khi mất sự hiện diện của Chúa ông đã xuống tinh thần.
- Câu 26: “Vì Chúa làm cho tôi bị điều cay đắng, và khiến tôi gánh các tội ác phạm lúc thanh niên.”. Lúc xuống tinh thần, suy nghĩ vẩn vơ, Gióp nghĩ lại thời trẻ tuổi ông có làm gì để phải gánh lấy tai họa hay không?
- Câu 27: “Đặt chơn tôi trong xiềng tỏa, Xét các đường lối tôi, và ghi ranh hạng chung quanh bước chơn tôi.”. Chúa xét các đường lối và có đặt những giới hạn, ranh giới về đạo đức, làm sao Gióp phạm tội được?
- Những điều Gióp trình bày, bày tỏ đời sống của Gióp lúc nào cũng ở dưới ánh mắt của Chúa. Khi Sa-tan kiện cáo về Gióp, Chúa cho phép xảy ra để làm thêm lên đức tin của ông như một tấm gương đức tin.
* Kết luận:
- Đức Chúa Trời là Đấng thánh khiết, công bình, yêu thương, nhơn từ, thương xót, cứu chuộc ai tin nhận Ngài.
- Đời sống có Chúa hiện diện được thay đổi qua sự tái sinh, bước đi theo đường lối của Chúa và làm theo lời Đức Chúa Trời. Chúa có “Luật bất hồi tố” nghĩa là sau khi tin Chúa những tội lỗi của quá khứ hoàn toàn được bôi xóa. Không có “Quả báo”.
- Chúng ta cứ mạnh dạn cầu xin, vững đức tin nơi Chúa. Trong sự hiện diện của Chúa lúc nào Ngài cũng nghe lời cầu xin và sẵn sàng giúp đỡ, giải cứu chúng ta.
[Ðóng lại]
[Xem]
Thứ 2 ngày 13 tháng 01 năm 2020
HỌC KINH THÁNH: GIÓP 13: 1-15
CHỦ ĐỀ: NGƯỜI NHỜ CẬY CHÚA BÊNH VỰC
CÂU GỐC: GIÓP 13: 15
“Dẫu Chúa giết ta, ta cũng còn nhờ cậy nơi Ngài; Nhưng ta sẽ bênh vực tánh hạnh ta trước mặt Ngài.”. Gióp 13: 15.
NGƯỜI NHỜ CẬY CHÚA BÊNH VỰC
- Câu 1: “Nầy, mắt ta đã thấy các điều đó, Tai ta có nghe và hiểu đến.”. Gióp nhờ cậy nơi Chúa. Trong sự nhờ cậy Chúa, mắt thấy, tai nghe, và trí hiểu.
- Câu 3: “Song ta muốn thưa với Đấng Toàn năng, Ước ao biện luận cùng Đức Chúa Trời.”. Gióp thưa chuyện, biện luận với Chúa. Ông không mù quáng, không cố chấp, không cải lẽ, không lý luận như người đời. Gióp có tánh tốt nhưng ông vẫn nhờ cậy Chúa chỉ đường dẫn lối, Gióp tin ý tưởng Chúa tuyệt đối cao hơn loài người.
- Câu 10: “Quả thật Ngài sẽ trách phạt các ngươi. Nếu các ngươi lén tây vị người.”
- Câu 11: “Chớ thì sự oai nghi Ngài sẽ chẳng khiến các ngươi bối rối sao? Sự hoảng kinh Ngài há sẽ chẳng giáng trên các ngươi ư.”.
- Chúa sẽ trách phạt các người nói lén tây vị, cản trở người khác tự do bày tỏ ý kiến với Đức Chúa Trời. Sự oai nghi của Chúa khiến cho người không ngay thẳng sẽ bối rối, hoảng kinh.
- Trong sự thử thách, Gióp được tự do bày tỏ ý kiến cùng Đức Chúa Trời.
- Câu 13: “Vậy, hãy nín đi, khá lìa khỏi ta, để ta biện luận, Mặc dầu xảy đến cho ta điều gì.”. Gióp muốn yên tịnh, bày tỏ ý kiến của mình cùng Chúa, dầu cho điều gì xảy đến ông cũng không sợ.
- Câu 14: “Cớ sao ta lấy răng cắn thịt mình? và liều sanh mạng mình?”.
- Câu 15: “Dẫu Chúa giết ta, ta cũng còn nhờ cậy nơi Ngài; Nhưng ta sẽ binh vực tánh hạnh ta trước mặt Ngài.”.
- Trong khó khăn, thử thách. Dầu Chúa có cho Gióp chết đi. Ông không nản mà vẫn nhờ cậy nơi Chúa. Vì ý muốn Chúa luôn là tốt lành trên con cái Ngài.
- Chúa không phải để cho Gióp tới bước lấy răng cắn thịt, liều sanh mạng. Chúa luôn giúp đỡ, phù hộ, tiếp trợ, và mở đàng cho Gióp vượt qua mọi sự.
* Kết luận:
- Đức Chúa Trời là Đấng trọn vẹn, khôn ngoan, đầy hiểu biết.
- Chúng ta được tự do bày tỏ ý muốn của mình cùng Chúa, nhờ vậy chúng ta có thể trò chuyện cùng Đức Chúa Trời. Cách con cái Chúa nhờ cậy Chúa là nói và cầu nguyện.
- Chúa có chương trình cho từng con cái Chúa. Đặc biệt là cho những người kính sợ, nhờ cậy nơi Ngài. Chúa ban cho đời sống tất cả con cái Chúa không có sự sợ sệt.
[Ðóng lại]
|
|
|
Liên hệ Hội Thánh Baptist Công Bình 380/383 Phạm văn Hai P.5 Q. TB. TPHCM (ĐT: 38454061) Giờ nhóm CN: Sáng 8 giờ Chiều 6 giờ 30. Quản nhiệm Hội Thánh MS. Nguyễn Quốc Thịnh. ĐT: 38454061. Chủ nhiệm Mục vụ: MS. Nguyễn Quốc Dũng. ĐTDĐ 0938615997
|
|
Câu gốc hôm nay
“Vì vậy, Ngài phán rằng sẽ diệt chúng nó đi; Nhưng Môi-se, là kẻ Ngài chọn, đứng nơi triệt hạ trước mặt Ngài, đặng can gián cơn giận Ngài, e Ngài hủy diệt họ chăng.”. Thi Thiên 106: 23.
|
» gửi email cho chúng tôi |
» xem thêm các hình ảnh khác |
» gửi câu hỏi cho chúng tôi |
|
|