|
[Xem]
Thứ 4 ngày 16 tháng 10 năm 2019
HỌC KINH THÁNH: II SỬ KÝ 36: 1-23
CHỦ ĐỀ: CHÚA THƯỜNG SAI SỨ GIẢ ĐẾN
CÂU GỐC: II SỬ KÝ 36: 15
“Giê-hô-va Đức Chúa Trời của tổ phụ chúng, vì có lòng thương xót dân sự và đền của Ngài; nên hằng sai sứ giả đến cùng chúng.” II Sử Ký 36: 15
CHÚA THƯỜNG SAI SỨ GIẢ ĐẾN
- Các triều đại cuối không có ai yêu kính Chúa, và đi theo đường lối Ngài cả.
- Câu 15: Chúa nhân từ, thương xót, Chúa thường hay sai sứ giả đến để giúp đỡ cho dân sự cho đất nước.
- Chúa sai sứ giả cách mạnh bạo, bắt vạ xứ nộp bạc, nộp vàng. Vua Nê-cô xứ Ê-díp-tô bắt Giô-a-cha về Ê-díp-tô.
- Nhưng dân sự Chúa không ăn năn; không làm điều thiện, không trở lại cùng Chúa.
- Chúa đã cảnh tỉnh trước mà không sửa đổi nên vì vậy bị hình phạt nặng hơn.
- Câu 16: Chúa sai sứ giả là tiên tri Giê-rê-mi của Đức Chúa Trời đến với dân sự. Khuyên dân sự hạ mình xuống ăn năn với Chúa. Họ cứng lòng không ăn năn, nhạo báng sứ giả của Chúa; kinh bỉ lời phán của Chúa; cứ làm điều ác nghịch cùng Chúa, không còn phương cứu chữa. Vì thế cơn thạnh nộ của Chúa đến với họ và họ bị hình phạt.
- Sứ giả của Đức Chúa Trời được sai đến đúng lúc khó khăn. Lời Chúa lúc nào cũng cho chúng ta bình an, không bị tai vạ.
- Khi chúng ta lắng nghe sửa đổi làm theo lời Chúa dạy, chúng ta lắng nghe lời Chúa cảnh tỉnh, lúc bấy giờ chúng ta hưởng được phước hạnh, bình an.
* Kết luận:
- Đức Chúa Trời nhân từ, thương xót dầu cho vua quan có làm điều ác.
- Chúa ban cho chúng ta Đức Thánh Linh ở cùng để nhắc nhở, dạy dỗ, cáo trách, sửa trị, dạy cho chúng ta đi trong sự công bình của Ngài.
- Chúng ta phải lắng nghe sự khuyên dạy của Chúa. Vâng phục làm theo lời dạy của Ngài.
- Chúa cáo trách, cảnh báo chúng ta thì chúng ta phải hạ mình ăn năn sửa đổi đời sống mình. Tránh cơn thạnh nộ của Chúa, tránh được sự hình phạt.
- Ý muốn Chúa luôn tốt lành. Ban sự phước hạnh, bình an cho chúng ta. Chúa muốn cho đời sống chúng ta được trọn vẹn, đi theo đường lối Ngài.
- Về phần chúng ta tôn kính Chúa. Với tấm lòng biết ơn Chúa và dâng đời sống mình thì sẽ được phụng sự, hầu việc Ngài.
[Ðóng lại]
[Xem]
Thứ 3 ngày 15 tháng 10 năm 2019
HỌC KINH THÁNH: II SỬ KÝ 35: 20-26
CHỦ ĐỀ: KHÔNG NÊN VƯỢT QUA Ý MUỐN CỦA CHÚA
CÂU GỐC: II SỬ KÝ 35: 25a
“Giê-rê-mi đặt bài ai ca về Giô-si-a; lại các kẻ ca xướng, nam và nữ, hãy còn hát về Giô-si-a trong bài ai ca của mình cho đến ngày nay.” II Sử Ký 35: 25a
KHÔNG NÊN VƯỢT QUA Ý MUỐN CỦA CHÚA
- Một người được ơn của Chúa, một phút làm theo ý riêng lầm lỡ cả đời.
- Dầu yêu mến Chúa nếu không bỏ cá tánh của mình khó có thể làm công việc Chúa được lâu dài.
- Vua Nê-cô xứ Ai Cập đánh Cạt-kê-mít, trên bờ sông Ơ-phơ-rát, có liên quan gì đến đất Giu Đa? Vua Nê-cô không có đánh xứ Y-sơ-ra-ên, không hề đụng đến đất nước Giu Đa.
- Vua Giô-si-a lo xa, sinh ra lòng lo lắng. Suy tưởng nhiều khiến lòng lo sợ, vua sợ vua Ai Cập lấn áp đánh xứ của mình sau này, chính vì thế mà Giô-si-a phải ra tay.
- Vua Nê-cô cũng có niềm tin Đức Chúa Trời. Nước Ai Cập có thờ nhiều thần khác nữa. Nên vua Nê-cô nói về Đức Chúa Trời là một vị thần theo tính chất linh thiêng.
- Vua Giô-si-a không lầm lẫn vì câu nói của vua Nê-cô xứ Ê-díp-tô về Đức Chúa Trời mà ông thờ phượng, trong lòng ông đã có sự sợ hãi.
- Đức Chúa Trời của xứ Y-sơ-ra-ên độc tôn. Sự thờ phượng chỉ có một Chúa mà thôi.
- Vua Nê-cô tôn kính Đức Chúa Trời của xứ Giu Đa, cùng các vị thần của Ai Cập như nhau. Điều đó khiến vua Giô-si-a đã tỏ ra sợ sệt, nên phải thay hình đổi dạng.
- Có nhiều nước đều thờ Đức Chúa Trời, tuy vậy họ còn thờ rất nhiều thần khác nữa, cho nên không phải ai nói ra cũng đều do Chúa phán.
- Giô-si-a vua Giu-đa thờ chỉ một mình Đức Chúa Trời mà thôi, chỉ có Đức Chúa Trời độc tôn duy nhất trong lòng ông.
- Nhưng Vua Giô-si-a dùng đường lối không minh bạch, theo ý riêng để đối địch quân của Nê-cô vua Ê-díp-tô điều đó khiến cho vua Giô-si-a bị thương nặng và chết.
- Việc làm của ông dù cho lo cho đất nước, nhưng quá lo sợ và không nhờ cậy Chúa.
- Sự lo sợ vua Ê-díp-tô sẽ lấn chiếm xứ mình. Vua chết, tất cả dân Giu-đa xứ Giê-ru-sa-lem đều thương khóc cho một vị vua yêu dân thương nước.
- Vua Giô-si-a yêu kính Chúa. Chỉ vì vượt qua ý Chúa mà gặp thất bại và không giúp được cho xứ sở lâu dài.
* Kết luận:
- Đời sống chúng ta kính yêu Chúa. Chúng ta đừng “Suy nghĩ không minh bạch” hay quá lo xa mà làm theo ý riêng của mình.
- Hãy hết lòng nương dựa nơi Chúa. Nhờ Chúa phù hộ, giúp đỡ mọi sự đều sẽ qua.
[Ðóng lại]
[Xem]
Thứ 2 ngày 14 tháng 10 năm 2019
HỌC KINH THÁNH: II SỬ KÝ 35: 1-19
CHỦ ĐỀ: LỄ VƯỢT QUA ĐẶC BIỆT
CÂU GỐC: II SỬ KÝ 35: 6
“Các ngươi hãy giết con sinh về lễ Vượt qua, biệt mình riêng ra thánh, và sắm sửa lễ Vượt qua thế cho anh em các ngươi, để làm y như lời của Đức Giê-hô-va cậy Mô-se phán.” II Sử Ký 35: 6.
LỄ VƯỢT QUA ĐẶC BIỆT
+ Hai điểm đặc biệt:
· Vua Giô-si-a dâng các con chiên cho lễ vượt qua. Hình bóng về Chúa Giê Su.
· Các quan trưởng của người Lê-vi dâng các con chiên cho lễ vượt qua.
+ Vua Giô-si-a và các quan trưởng của người Lê-vi dâng của lễ cho Đức Chúa Trời:
- Trong nước, dân chúng đang gặp khó khăn, đói kém.
- Vua và quan có tình yêu thương, đối xử tốt để dân sự không bị nặng nề về việc dâng tế lễ cho Đức Giê Hô Va.
- Lễ vượt qua thánh sạch; có lòng nhân từ và tình yêu thương. Giúp đỡ cho mọi người để cùng nhau giữ lễ vượt qua.
- Thường thì các dân sự trong Y-sơ-ra-ên. Mỗi người đem dâng các con sinh góp phần trong việc giữ lễ vượt qua. Nhưng dân sự trong nước gặp khó khăn, nghèo trong thời kỳ vua Giô-si-a lập lại trật tự.
- Vua Giô-si-a và các quan trưởng của người Lê-vi ban cho dâng sự những con sinh để họ dâng của lễ cho Đức Chúa Trời. Thực hiện và đối xử như vậy dân sự đều được bình yên, vui vẻ.
- Việc làm phải lẽ khiến cho dân sự đều tôn trọng vua Giô-si-a và các quan trưởng của người Lê-vi.
- Nên từ trước đến lúc ấy chưa có lễ vượt qua nào đặt biệt như vậy.
+ Về tổ chức:
- Ai được giao việc gì làm công việc nấy. Mỗi người làm đúng trách nhiệm, trật tự sẽ ổn định, công việc được giao hoàn tất chu đáo.
- Làm đúng chức vụ, công việc của mình được phân công để hầu việc Chúa.
- Tính tôn trọng, trật tự, thờ phượng Chúa trang nghiêm. Phải giữ trung tín, tôn kính Chúa, mọi người cùng nhau thờ phượng Chúa, danh Chúa sẽ được tôn vinh.
+ Về ăn uống:
- Câu 12: Vào thời ấy mà việc ăn uống được Chúa chỉ dạy phải nấu nướng kỹ càng và phân phân phát nóng sốt cho cả dân sự. Ai nấy đều được dùng no đủ. Kể cả người phục vụ và toàn thể dân sự.
- Mọi người đều biết quan tâm anh em mình trong việc dự lễ vượt qua. Ai hầu việc Chúa tại chỗ đều có người khác lo cho no đủ.
* Kết luận:
- Hầu việc Chúa được Chúa chu cấp cho đầy đủ đó là nguyên tắc và luật lệ của Đức Chúa Trời .
- Cùng nhau hiệp một, đầy tình yêu thương trong dòng huyết của Chúa Giê Su đó chính là dâng lễ vượt qua cho Đức Chúa Trời.
- Mọi người ngợi khen ca hát cách vui mừng, tôn cao sự vinh hiển danh Chúa.
[Ðóng lại]
[Xem]
Thứ 7 ngày 12 tháng 10 năm 2019
HỌC KINH THÁNH: II SỬ KÝ 34: 22-33
CHỦ ĐỀ: TAI VẠ HAY SỰ RỦA SẢ
CÂU GỐC: II SỬ KÝ 34: 24
“Đức Giê-hô-va phán như vầy; nầy ta sẽ khiến các tai vạ giáng trên chỗ nầy và trên dân ở chỗ nầy, tức là các sự rủa sả chép trong sách mà người ta đã đọc trước mặt vua Giu-đa.” II Sử Ký 34: 24.
TAI VẠ HAY SỰ RỦA SẢ
+ Tai vạ là gì?
- Tai vạ là sự rủa sả của Đức Chúa Trời. Tai vạ khác với tai nạn, không ai bị tai nạn mà gọi đó là tai vạ. Tai vạ là sự hình phạt kinh khiếp mà nguyên nhân người ta gọi do “Trời phạt”.
- Đời sống không kính sợ Chúa, không đạo đức thì tất nhiên chuốc lấy tai vạ. “Người nào bị quở trách thường xuyên, nhưng coi thường điều đó, sẽ bị tai vạ thình lình, không phương cứu chữa.” (Châm ngôn 29: 1)
+ Nguồn tai vạ từ đâu đến?
- Từ đầu nguồn dòng sông phải tinh khiết, thì dòng nước mới trong sạch. Trong đời sống từ đầu óc tốt và tấm lòng tốt (Có Thánh Linh) mới được Chúa giúp cho mọi người có thói quen tốt, tránh khỏi sự rủa sả .
+ Dân của Đức Chúa Trời:
- Dân của Chúa phải kính sợ Chúa. Đi đúng đường lối Chúa bằng cách sửa đổi đời sống mình để trở nên tốt đẹp theo ý Chúa.
- Trái lại sống theo thế gian, đời sống tội lỗi, ô uế, thờ thần tượng khác nào chọc giận Chúa. Không hạ mình xuống, ăn năn thì phải nhận sự hình phạt của Chúa.
- Câu 27: Vua Giô-si-a mềm mại, hạ mình xuống, ăn năn, khóc lóc tại trước mặt Chúa thật sự. Chúa nhìn thấy và nghe lời cầu nguyện của ông.
- Câu 31: Vua thực hiện theo đúng lời hứa, giữ gìn và làm trọn giao ước theo lời của Đức Giê-hô-va phán dạy. Hết lòng, hết ý làm theo điều răn; và luật pháp trong kinh thánh.
- Hứa với Chúa thì phải trả sự hứa nguyện. Chúa nhìn thấy lời hứa của chúng ta và chúng ta phải giữ lời hứa với Chúa. Thì Chúa luôn ban phước cho chúng ta. Tai vạ giáng xuống những người đã không giữ lời hứa với Chúa mà còn làm gương xấu để cho mọi người khác khinh dễ, chê cười danh Chúa.
- Người hứa và giữ lời hứa với Chúa mới giúp đỡ cho mọi người. Đời sống yêu thương và giúp ích cho nhiều người là cách giữ lời hứa với Chúa tốt nhất.
- Giữ giao ước Chúa tức là giữ lòng thành thật với Chúa. Từ bỏ ô-uế, tội lỗi, gian dối, gớm ghiếc trước mặt Chúa điều này phải thực hiện tại ba chỗ: Với hội thánh, với người xung quanh và trong gia đình.
- Đã hứa nguyện với Chúa thì đừng vi phạm cùng Chúa, vì sự rủa sả chính là tai vạ phát sinh như là một loại “Vi rút lạ” không ai hiểu nỗi.
* Kết luận:
- Muốn tránh tai vạ hay bị rủa sả chỉ có cách cầu nguyện, giữ lời Chúa và làm theo.
- Làm theo lời dạy của Chúa hằng ngày. Chúa chúc phước cho đời sống chúng ta trở nên hữu ích cho mọi người.
[Ðóng lại]
[Xem]
Thứ 6 ngày 11 tháng 10 năm 2019
HỌC KINH THÁNH: II SỬ KÝ 34: 14-21
CHỦ ĐỀ: UY QUYỀN CỦA SÁCH LUẬT PHÁP
CÂU GỐC: II SỬ KÝ 34: 21b
“Vì cơn giận của Đức Giê-hô-va đã giáng trên chúng ta thật lớn thay, bởi các tổ phụ ta không gìn giữ lời phán của Đức Giê-hô-va, và chẳng làm theo các điều đã chép trong sách này.” II Sử Ký 34: 21b.
UY QUYỀN CỦA SÁCH LUẬT PHÁP
- Vua Giô-si-a nghe lời của sách luật pháp, uy quyền của sách luật pháp là lời của Đức Chúa Trời.
- Vua liền xé áo mình ra bởi uy quyền của Giê-hô-va Đức Chúa Trời.
- Đức Chúa Trời nghe và thấy lòng của vua Giô-si-a.
- Ngay như Mạc-đô-chê xé áo cầu nguyện, khi Ha-man làm mộc hình để treo Mạc-đô-chê mà Chúa cứu ông, trái lại chính Haman bị treo lên đó.
- Chúng ta đứng trước nghịch cảnh, hoạn nạn, chúng ta đối diện nhiều chuyện kinh khủng, kinh khiếp. Nên chúng ta cầu nguyện dâng lên Đức Chúa Trời cách khẩn khiết, kêu cầu Chúa.
- Nương dựa vào Chúa, nhờ Chúa giúp đỡ cho hoàn cảnh riêng của mình, không ai thấy uy quyền Chúa lớn đến thế nào.
- Hạ mình xuống, hết lòng cầu nguyện Chúa, lời cầu xin thấu đến tận trời.
- Vua Giô-si-a nghe lời luật pháp của Chúa, ông liền hạ mình, xé áo mình trước mặt Đức Chúa Trời và trước mặt dân sự. Chúa thấy, Chúa nghe được lòng của vua Giô-si-a.
- Câu 21: vua Giô-si-a truyền lệnh cho các cận thần. Hãy vì ta, vì các người Y-sơ-ra-ên và vì người Giu-đa còn sót lại. Mà đi cầu vấn Đức Giê-hô-va và lời của sách này đã tìm lại được.
- Vua Giô-si-a được Chúa ban cho để phụng sự Chúa, phấn hưng đất nước, phấn hưng cho vua và cho dân sự, để được Chúa ban sức mạnh gìn giữ lời phán của Đức Giê-hô-va và làm theo. Vâng lời luật pháp của Chúa dạy để tránh cơn giận của Chúa thật lớn thay.
* Kết luận:
- Làm theo lời Chúa dạy chắc chắn Chúa ban phước cho chúng ta, chắc chắn Chúa phấn hưng Hội Thánh.
- Uy quyền của Chúa dựa trên cầu nguyện và làm theo lời dạy của Chúa trong Kinh Thánh.
- Uy quyền của Chúa là trên tất cả.
[Ðóng lại]
|
|
|
Liên hệ Hội Thánh Baptist Công Bình 380/383 Phạm văn Hai P.5 Q. TB. TPHCM (ĐT: 38454061) Giờ nhóm CN: Sáng 8 giờ Chiều 6 giờ 30. Quản nhiệm Hội Thánh MS. Nguyễn Quốc Thịnh. ĐT: 38454061. Chủ nhiệm Mục vụ: MS. Nguyễn Quốc Dũng. ĐTDĐ 0938615997
|
|
Câu gốc hôm nay
“Vì vậy, Ngài phán rằng sẽ diệt chúng nó đi; Nhưng Môi-se, là kẻ Ngài chọn, đứng nơi triệt hạ trước mặt Ngài, đặng can gián cơn giận Ngài, e Ngài hủy diệt họ chăng.”. Thi Thiên 106: 23.
|
» gửi email cho chúng tôi |
» xem thêm các hình ảnh khác |
» gửi câu hỏi cho chúng tôi |
|
|