|
[Xem]
“A-si-ri sẽ không giải cứu chúng tôi, chúng tôi sẽ không cỡi ngựa chiến nữa, không nói với đồ bởi tay chúng tôi làm ra mà rằng: Các ngài là thần của chúng tôi! Vì ấy là trong Ngài mà kẻ mồ côi tìm thấy sự thương xót!” — Ôsê 14:3
Hãy tưởng tượng rằng bạn đang có mặt trên một chuyến xe lửa. Đột nhiên, bạn để ý thấy một người ăn mặc không chê vào đâu được có hành động thật là lạ. Con người này đang đứng dựa lưng vào tường của con tàu và đang đẩy với tất cả sức mạnh của mình. Bạn hỏi người ấy, không biết mọi sự có bình thường không và tại sao ông lại dựa lưng đẩy con tàu như thế. Người ấy cho biết: "Tôi đã bị muộn một cuộc họp quan trọng, một cuộc họp có thể thực hiện hoặc phá vỡ một thỏa thuận lớn. Bạn không thấy sao? Tôi đang cố gắng để làm cho con tàu đi nhanh hơn!"
Tất nhiên, hết thảy chúng ta đều biết rằng không có một lực đẩy nào nơi chiếc xe lửa để nó sẽ chạy nhanh hơn. Thêm nữa, không một lượng nỗ lực nào từ phía chúng ta có thể giúp làm chuyển động. Thay vì thế, chính cổ máy làm cho con tàu phải dịch chuyển. Thật là dại dột hoàn toàn khi góp phần vào sự chuyển động của chiếc xe lửa với các khả năng riêng của mình.
Tuy nhiên, có nhiều người trong chúng ta nắm lấy cách tiếp cận với cuộc sống không khác gì với những nỗ lực vô ích của người nầy trong thí dụ của chúng ta. Chúng ta nghĩ rằng chúng ta là những người điều khiển chương trình và tạo ra các kết quả trong cuộc sống của chúng ta. Chúng ta nghĩ rằng chúng ta là những người chịu trách nhiệm cho mọi thành công (dù là cá nhân hay là chuyên sâu của chúng ta).
Dù vậy, sự thật ấy là mọi thành công đều đến từ Đức Chúa Trời. Trong khi chúng ta phải đặt chính nỗ lực của mình để chứng tỏ sự bằng lòng thực thi phần của mình, cuối cùng thì chính Đức Chúa Trời Ngài là động cơ chính lèo lái mọi đời sống của chúng ta. Không một lượng thúc đẩy nào nơi phần của chúng ta có thể làm thay đổi hướng đi hay tốc độ chuyến hành trình của chúng ta.
Trong sách Ôsê, chúng ta đọc: “chúng tôi sẽ không cỡi ngựa chiến nữa, không nói với đồ bởi tay chúng tôi làm ra mà rằng: Các ngài là thần của chúng tôi!” Vị tiên tri đang nói tới thời điểm khi mọi người đều công nhận rằng Đức Chúa Trời là nguồn của mọi phước hạnh và thành công. Thay vì gán mọi thành tựu của chúng ta cho chính mình và nhìn xem bàn tay của chúng ta là "các thần", quyết định thành công hay thất bại của chúng ta, chúng ta sẽ công nhận rằng chúng ta chỉ đơn thuần là đang đi cùng chuyến xe thôi. Chúng ta phải cầu nguyện với Đức Chúa Trời và nhắm vào nỗ lực của chúng ta, nhưng Ngài là động lực ở đằng sau mọi sự.
Trong thời đại này khi giờ làm việc mỗi tuần tiếp tục tăng, trong khi thời gian dành cho gia đình và Đức Chúa Trời giảm đi tương ứng, chúng ta cần phải dành ra một phút để nhớ rằng có một việc như "quá tãi". Có một việc như là nương cậy quá nhiều về những nỗ lực của chúng ta đến nỗi chúng ta phải hy sinh đức tin của chúng ta nơi Đức Chúa Trời trong suốt tiến trình này.
Khi chúng ta công nhận rằng Đức Chúa Trời là Đấng Tiếp Trợ, Đấng Quyết Định, và là Đấng làm cho mọi sự phải năng động, không cần phải lãng phí thời gian và năng lực của chúng ta để dựa vào tường xe mà đẩy, một mình chúng ta không thể gây chuyển động được. Thay vì thế, thời gian của chúng ta nên được sử dụng tốt hơn trong lời cầu nguyện và sự tử tế để Đức Chúa Trời sẽ đáp trả lời cầu xin của chúng ta rồi tỏ ra sự tử tế cho chúng ta qua việc khiến cho chúng ta được hanh thông – như chỉ có Ngài mới có thể làm được mà thôi.
Trich trong Blog cua Doanh Doan Phan
[Ðóng lại]
[Xem]
“Mặt dọi mặt trong nước thế nào, lòng người đối với người cũng thế ấy” — Châm ngôn 27:19
Có lần kia, người ta hỏi vị hiền triết Do Thái làm thế nào ông trở thành nhà lãnh đạo vĩ đại nhất của thế hệ mình. Người hỏi trông mong câu trả lời sẽ bao gồm những đặc điểm và khả năng quan trọng nhất minh chứng ông là siêu việt hơn bất cứ ai khác. Tuy nhiên, người khôn ngoan đã đáp trả đáng kinh ngạc: "Tôi chưa hề gặp người nào không cứ cách nào đó tốt hơn tôi".
Trong kinh Talmud, thắc mắc được đưa ra là: "Ai là khôn ngoan?" Đáp: "Người học hỏi từ mọi người". Nhà hiền triết, là nhân vật đã trở thành nhà lãnh đạo xuất sắc của thế hệ của ông đã không làm như vậy bằng cách tôn vinh sự khôn ngoan của riêng mình, mà bằng cách tôn vinh và học hỏi từ sự khôn ngoan của nhiều người khác.
Khiêm nhường là chìa khóa cho sự hiểu biết - và nó cũng là chìa khóa để chia sẻ sự hiểu biết đó.
Các rabi cung ứng phần loại suy tương tự. Khi một người đứng bên cạnh một vũng nước, nó phản ánh hình ảnh được mở rộng của ông. Khi ông đã di chuyển cách xa ra khỏi đó, hình ảnh của ông bị co lại. Khi một người đến áp má mình vào mặt nước, cả thân hình và hình ảnh của người ấy giống hệt nhau.
Cũng thực y như thế giữa hai con người. Nếu người nầy tự phóng đại mình và phát biểu từ một chỗ của sự kiêu căng, người kia sẽ cảm nhận được điều này và làm theo tương tự. Tuy nhiên, nếu người nầy hạ mình xuống, thì người bạn kia sẽ làm theo y như thế. Khi cả hai đều khiêm tốn nhất có thể, họ sẽ trở nên y như nhau. Vì Kinh Thánh chép trong Châm ngôn: “Mặt dọi mặt trong nước thế nào, lòng người đối với người cũng thế ấy”. Giống như nước phản ánh con người, tấm lòng của chúng ta được phản ảnh trong tấm lòng của người khác.
Khi một người biết khiêm nhường, người ấy [nam hay nữ] khích lệ người khác nhìn thấy và cũng biết khiêm tốn nữa. Điều này tạo ra việc chuyển tải tư tưởng từ người này sang người kia hầu cho người nầy có thể học hỏi từ người kia mà không có kiêu ngạo trong cách ứng xử.
Theo truyền khẩu Do Thái, trong đời sau người kia được hỏi: "Có phải ông coi bạn bè ông trên ông không?" Nói cách khác, có phải chúng ta đủ khiêm tốn để học hỏi từ những người khác không? Có phải chúng ta đánh giá sự khôn ngoan hơn tiếng tăm và địa vị không? Có phải chúng ta trân trọng từng người một không?
Đây là những thắc mắc mà chúng ta nên tự hỏi mình hôm nay nếu chúng ta muốn trở nên khôn ngoan hơn trong tương lai. Chúng ta có thể sử dụng đời sống mình tập trung duy nhất vào bản thân mình, và chúng ta có khả năng cải thiện bản thân mình một chút. Tuy nhiên, khi chúng ta mở lòng hướng đến sự khôn ngoan và tri thức thiêng liêng mà Đức Chúa Trời đã đặt trong mỗi một con người, chúng ta có thể lớn lên theo cấp số nhân trong sự khôn ngoan và tri thức của chúng ta.
Lần tới, bạn trao đổi với bất cứ ai, hãy hạ tấm lòng mình xuống rồi thốt ra từ tấm lòng. Như chúng ta nói trong Do Thái giáo: "Lời lẽ phát ra từ tấm lòng đi thẳng vào tấm lòng".
Đoàn Phan Danh chuyển ngữ
[Ðóng lại]
[Xem]
“Song các ngươi hãy mạnh lòng, tay các ngươi chớ nhát sợ, vì việc các ngươi làm sẽ được phần thưởng” (II Sử ký 15:7)
Đức Chúa Trời đã làm nhiều việc lớn cho Vua A-sa xứ Giu-đa, tuy nhiên họ là một dân yếu ớt. Bàn chân của họ chao đảo trong đường lối của Chúa, và tấm lòng của họ rất là dè dặt, do đó họ phải được cảnh báo rằng Chúa sẽ ở với họ trong khi họ chịu ở với Ngài, nhưng nếu họ lìa bỏ Ngài, Ngài sẽ từ bỏ họ. Họ cũng được nhắc nhở về vương quốc chị em của họ, thể nào vương quốc ấy chao đảo trong tình trạng nổi loạn của nó và thể nào Chúa đã giàu ơn với nó khi sự ăn năn đã được thể hiện ra. Ý định của Chúa là khẳng định họ theo phương thức của Ngài và khiến cho họ ra mạnh mẽ trong sự công bình. Vì vậy, đường lối đó đáng phải có với chúng ta. Chúa đáng được phục vụ với mọi năng lực mà chúng ta có với khả năng của mình.
Nếu sự thờ phượng Đức Chúa Trời là một việc có giá trị, việc ấy có giá trị trong mọi sự. Chúng ta sẽ tìm thấy phần thưởng tốt nhất của mình trong công việc của Chúa, nếu chúng ta làm công việc đó quả quyết với sự siêng năng. Công việc của chúng ta không phải là luống nhưng trong Chúa, và chúng tôi biết rõ như thế. Làm việc nửa vời sẽ chẳng mang lại một phần thưởng nào cả; nhưng khi chúng ta ném toàn bộ linh hồn của chúng ta vào lý tưởng, chúng ta sẽ nhìn thấy sự thịnh vượng. Câu Kinh thánh nầy đã được gửi cho người ghi chép mọi sự nầy trong một ngày đầy giông bão ghê khiếp, và nó gợi ý với ông phải khoác lấy với mọi sức lực, cùng sự bảo đảm về tới bến an toàn với một cấp độ đầy vinh hiển.
Trích trong sổ tay Đức tin của Mục sư Spurgeon - Đoàn Phan Danh chuyển ngữ
[Ðóng lại]
[Xem]
Thật là dễ dàng, và chắc chắn rất là thú vị, khi cười và nhảy múa hơn là đau buồn và khóc than. Tuy nhiên, khi đối mặt với sự mất mát, chúng ta tự động đổi thành buồn rầu, nhưng chúng ta không thường dành thời gian để tận hưởng những thời điểm phước hạnh trong cuộc sống khi chúng xảy ra. Trong sự hối hả và nhộn nhịp của cuộc sống, thường thì chúng ta để cho những điều tốt đẹp trong cuộc sống đi ngang qua chúng ta gần như là chẳng có bất kỳ một sự công nhận nào cả.
Trong sách Truyền đạo, khi vua Salômôn đưa ra những thời điểm và kỳ định khác nhau trong cuộc sống, ông nói gộp rằng có "kỳ khóc, và có kỳ cười; có kỳ than vãn, và có kỳ nhảy múa". Bậc thánh hiền Do thái dạy rằng câu Kinh thánh này đề cập tới việc trải nghiệm các chặng đau buồn rồi sau đó chuyển trở lại cuộc sống bình thường.
Nói cách khác, có kỳ để than khóc, nhưng thời điểm ấy không nên quá cường điệu. Khi thích ứng, người ta phải quay trở lại cuộc sống bình thường, trong đó bao gồm nhảy múa, ca hát, và vui mừng trong ngày mà Đức Chúa Trời đã ban cho chúng ta.
Sự dạy nầy nhắc cho tôi nhớ đến một thời điểm khi tôi đến dự một shiva, thời kỳ than khóc bảy ngày theo truyền thống của Do Thái giáo mà các thành viên gần gũi nhất trong gia đình của người quá cố đã giữ theo. Trong mấy ngày này, những người than khóc ngồi trên mấy cái ghế thấp, họ không tắm rửa cùng những thú vui khác trong khi gia đình và bạn hữu đến yên ủi họ. Shiva đặc biệt này rất ngặt vì người quá cố là một người cha có con nhỏ vẫn còn sinh sống trong nhà.
Tôi nhớ một trong mấy người con trai đến hỏi mẹ mình phải tiếp tục như thế nào sau khi thời kỳ shiva qua đi. Bà cho biết có một lý do tại sao thời kỳ ấy được gọi là Shiva, từ nầy có nghĩa là "bảy" trong tiếng Hêbơrơ. Sau một tuần trọn, thời điểm ấy là thời gian bắt đầu tiến trình chữa lành. Các thói tục than khóc khác vẫn còn được tuân giữ, song thời gian căng thẳng nhất của than khóc đi đến chỗ kết thúc.
Vấn đề quan trọng là chúng ta đừng để bị cuốn vào những bi kịch của cuộc sống đến nỗi chúng ta bỏ lỡ việc sống đời sống của chúng ta với các kỷ niệm và sự vui mừng. Có một thời gian cho sự buồn rầu, nhưng nó luôn luôn nhường chỗ cho một thời gian phải sống vui vẻ nếu chúng ta cho phép nó.
Hơn nữa, câu Kinh thánh này nhắc cho chúng ta nhớ rằng có những thời điểm chúng ta phải vui vẻ và tiệc tùng. Chúng ta đừng quá bận rộn đến nỗi chúng ta không có thời gian để kỷ niệm ngày sinh nhật, những ngày lễ hàng năm, và những cột mốc quan trọng khác. Đức Chúa Trời ban cho chúng ta rất nhiều dịp để sống vui vẻ trong cuộc sống – chúng ta sẽ thiếu sót nếu chúng ta không thưởng thức và trân trọng mỗi một kỷ niệm ấy. Sẽ luôn luôn có những khó khăn trong cuộc sống, vì vậy chúng ta hãy ghi nhớ để kỷ niệm và ngợi khen Đức Chúa Trời vì mọi sự tốt lành cuộc sống của chúng ta.
Đoàn Phan Danh chuyển ngữ
[Ðóng lại]
[Xem]
“Hết thảy ai sanh trong dòng Y-sơ-ra-ên sẽ ở nơi trại trong bảy ngày, hầu cho dòng dõi các ngươi biết rằng khi ta đem dân Y-sơ-ra-ên ra khỏi xứ Ê-díp-tô, ta cho họ ở trong những trại: Ta là Giê-hô-va, Đức Chúa Trời của các ngươi” — Lêvi ký 23:42–43
Khi tôi ngồi trong sukkah của tôi, những túp lều mà chúng ta được truyền cho phải sống những bảy ngày trong một năm, tôi nhớ đến cách mà tổ phụ chúng ta đã sống trong nhiều năm. Theo Kinh Thánh, Đức Chúa Trời dạy rằng chúng ta cần phải nhớ lại cách thức Ngài đặt dân Israel vào trong hoàn cảnh tương tự khi họ phiêu bạt ở sa mạc trong 40 năm. Có người nói rằng Đức Chúa Trời cung cấp các túp lều cho từng gia đình trong sa mạc, trong khi nhiều người khác giải thích rằng Trụ Mây Vinh HIển của Đức Chúa Trời đã là nơi trú ẩn của dân sự Ngài. Dù bằng cách nào đi nữa, ngày lễ sukkah kỷ niệm sự quan phòng của Đức Chúa Trời trong môi trường khó khăn và nguy hiểm.
Tuy nhiên, ngoài những năm đó, tôi được nhắc nhớ đến hàng ngàn năm mà dân tộc của tôi sinh sống trong những chỗ trú thân thật là đơn sơ, không bao giờ biết họ sẽ phải chỗi dậy rồi di dời một lần nữa trong năm tới do sự bắt bớ hay do lịnh lạc. Thuật ngữ "dân Do Thái sống phiêu bạt" được dựng lên không phải là tự nhiên mà có đâu. Ở một phương thức, ngày lễ sukkah tiêu biểu cho câu chuyện nói tới dân tộc Do Thái. Nơi ở của chúng ta chỉ là tạm thời, sự tồn tại của chúng ta rất bấp bênh, và cuộc sống còn của chúng ta hoàn toàn nương cậy vào ân điển và sự thương xót của Đức Chúa Trời.
Có một bài ca Do thái theo thể thơ văn rất là hay, nó nắm bắt bản chất ý tưởng này. Trong bài ca đó, một người Do Thái kể về việc ngồi trong sukkah mong manh của mình trong khi có gió thổi qua. Thời tiết báo trước đến nỗi vợ của người nầy hét lên với ông ta phải bước vào bên trong bởi vì bà lo ngại rằng sukkah có thể sẽ sụm xuống rồi sụp đổ hoàn toàn. Hãy nghe câu đáp của ông ấy: ". . . đừng lo về gió. Vô luận có nhiều dông gió gầm rống đi nữa. Bất luận có bao nhiêu thế hệ sẽ đến, sukkah sẽ luôn luôn đứng vững".
Nói cách khác, vô luận có bao nhiêu sức mạnh bung ra chống nghịch dân Do Thái, dân tộc và quốc gia nhỏ bé của chúng ta đã luôn tồn tại và sẽ tồn tại; không phải vì chúng ta mạnh sức và hùng cường đâu, không phải vì chúng ta đông đảo là vĩ đại đâu, mà vì đấy là ý muốn của Đức Chúa Trời.
Khi chúng ta ở trong túp lều sukkah của chúng ta với thứ mái lợp bằng tranh của chúng tiếp xúc với nhiều yếu tố, chúng ta phải nhớ rằng sự mạnh giỏi của chúng ta không đến từ tiếng tăm vang dội của loại nhà cửa bình thường của chúng ta đâu, mà từ sự tễ trị của Đức Chúa Trời, thậm chí trong những tình huống tế nhị nhất. Điều gì trông rắn rỏi có thể trở thành ngôi nhà của những tấm lá bài nếu nó không dựa trên ý muốn của Đức Chúa Trời, và điều chi có vẻ mong manh có thể trở thành cấu trúc vững chắc nhất nếu chính mình Đức Chúa Trời đang giữ gìn nó.
Chúng ta hết thảy phải được khích lệ tin cậy Đức Chúa Trời của chúng ta trong những lúc gian truân. Với Đức Chúa Trời ở bên cạnh chúng ta, dông gió có thể thổi đến và mưa sẽ trút đổ, song chúng ta sẽ đứng vững vàng. Nếu chúng ta yếu sức, Ngài sẽ thêm sức cho chúng ta; nếu chúng ta mệt mỏi, Ngài sẽ thêm sinh lực cho chúng ta; và nếu chúng ta sắp ngã gục, Ngài sẽ vịn lấy chúng ta. Giống như Ngài luôn luôn làm mọi việc ấy vậy.
Đoàn Phan Danh chuyển ngữ
[Ðóng lại]
|
|
|
Liên hệ Hội Thánh Baptist Công Bình 380/383 Phạm văn Hai P.5 Q. TB. TPHCM (ĐT: 38454061) Giờ nhóm CN: Sáng 8 giờ Chiều 6 giờ 30. Quản nhiệm Hội Thánh MS. Nguyễn Quốc Thịnh. ĐT: 38454061. Chủ nhiệm Mục vụ: MS. Nguyễn Quốc Dũng. ĐTDĐ 0938615997
|
|
Câu gốc hôm nay
“Vì vậy, Ngài phán rằng sẽ diệt chúng nó đi; Nhưng Môi-se, là kẻ Ngài chọn, đứng nơi triệt hạ trước mặt Ngài, đặng can gián cơn giận Ngài, e Ngài hủy diệt họ chăng.”. Thi Thiên 106: 23.
|
» gửi email cho chúng tôi |
» xem thêm các hình ảnh khác |
» gửi câu hỏi cho chúng tôi |
|
|