|
[Xem]
Ngài Quan Tâm Đến Dân Ngài 19/07/2015
Đức Giê-hô-va bảo vệ mọi người yêu mến Ngài, nhưng Ngài hủy diệt mọi kẻ ác.—Thi Thiên 145:20 Một cô bé lần đầu tiên đi tàu qua nhiều con sông. Khi nghĩ đến nước, cô lo lắng và sợ hãi. Nhưng mỗi lần con tàu đến gần một con sông, thì luôn có một cây cầu để tàu qua an toàn. Sau khi băng qua nhiều sông suối cách an toàn, cô bé ngồi xuống ghế, thở dài nhẹ nhõm. Rồi cô quay sang mẹ và nói, “Con không còn sợ nữa. Có ai đó đặt những cây cầu cho chúng ta suốt cả quãng đường!” Khi chúng ta gặp phải những con sông thử thách và những con suối sầu khổ, chúng ta cũng sẽ thấy Đức Chúa Trời bởi ân điển Ngài “đã đặt những cây cầu cho chúng ta suốt chặng đường.” Vậy chúng ta không cần phải rơi vào tuyệt vọng. Bằng những cách tuyệt diệu nhưng thường không thể hiểu được, Ngài sẽ chu cấp cho chúng ta và đem chúng ta vượt ra khỏi những khó khăn để đến bờ bên kia. Cho dù chúng ta không hiểu Ngài sẽ đáp ứng nhu cầu của mình như thế nào, chúng ta vẫn tin chắc rằng Ngài sẽ mở đường cho chúng ta. Những ai trình dâng nan đề mình cho Chúa sẽ đồng lòng với tác giả Thi Thiên “Đức Giê-hô-va là công chính trong mọi đường lối Ngài,Và đầy nhân từ trong mọi công việc Ngài . . . Đức Giê- hô-va bảo vệ mọi người yêu mến Ngài.” (Thi Thiên 145:17, 20). Thay vì lo lắng những điều ở phía trước, hãy tin rằng Chúa sẽ luôn chăm lo cho chúng ta. Nhiều điều ta chẳng tỏ tường Tầm nhìn cứ tựa như gương mập mờ Nhưng ta có thể cậy nhờ Phó dâng mọi sự trông chờ cho Cha. —Overton Nơi nào Chúa dẫn dắt đi, Ngài sẽ chu cấp. Henry G. Bosch Cảm ơn bạn đã đọc xong Lời Chúa Cho Bạn Hôm Nay. Kính mời bạn chia sẻ SHARE Lời Chúa cho những bạn hữu khác. Bạn của bạn cần Lời Chúa cho ngày hôm nay. Nếu bạn chia sẻ SHARE ,bài viết này sẽ đến FB của bạn. Nếu có thể được, tag tên của những người bạn muốn gởi trong chia sẻ, hoặc comment. Chúa chúc phước bạn trong ngày mới.
Huỳnh Văn Lãm
[Ðóng lại]
[Xem]
Phúc âm sanh ra nhiều bông trái
Chúa Giê Su tiếp tục dạy bằng cách sử dụng dụ ngôn. Dụ ngôn là những câu chuyện hoặc minh họa để giúp giải thích về lẽ thật tâm linh. Chúa Giê Su đã dạy về một nông dân gieo hạt giống của mình và áp dụng Phúc âm gieo trong lòng con người. Ngài cũng dạy về một ngọn đèn sáng khi để trên chân đèn. Ngài đã giảng dạy về ánh sáng của Phúc âm chiếu trong dân chúng. Hôm nay, chúng ta đến với một dụ ngôn khác mà Chúa Giê Su đã dạy. Hãy nghe những lời của dụ ngôn này: " Ngài lại phán rằng: Nước Ðức Chúa Trời cũng như một người vải giống xuống đất; người ngủ hay dậy, đêm và ngày, giống cứ nẩy chồi mọc lên, mà người không biết thể nào. Vì đất tự sanh ra hoa lợi: ban đầu là cây, kế đến bông, đoạn bông kết thành hột. Khi hột đã chín, người ta liền tra lưỡi hái vào, vì mùa gặt đã đến.. "(Mác 4:26-29). Đức Chúa Giê Su giảng dạy trong dụ ngôn này rằng Phúc âm có một quyền năng cho ra nhiều bông trái. Phúc âm giảng ra bất cứ nơi nào đều có sức mạnh ảnh hưởng đến cuộc sống của những người nghe. Hôm nay, bạn sẽ thấy hiệu quả bởi những gì bạn nghe. Phúc âm đã đến cùng bạn cũng có ảnh hưởng. Hãy tham dự với tôi bây giờ khi chúng ta chú ý vào dụ ngôn hạt giống đang phát triển này.
Trước tiên, chúng ta hãy chú ý hạt giống là Phúc âm. Hạt giống tiêu biểu cho Phúc âm. Đây cũng là trường hợp trong dụ ngôn người gieo giống. Người gieo giống đi ra gieo Lời của Đức Chúa Trời trong thế gian. Hai dụ ngôn này rất giống nhau. Thời điểm Phúc âm này được gieo ra nó mang lại một vụ thu hoạch. Những người gieo Phúc âm là tôi tớ của Đức Chúa Trời. Thậm chí ngày nay, hạt giống được gieo ở nước ta thông qua đài phát thanh này và những nơi khác đều giống như vậy. Các hạt giống mà chúng tôi đang gieo là Phúc âm của Chúa cứu thế Giê Su. Hạt giống này được gieo vào tấm lòng của mọi người. Chúng tôi mong đợi để xem một vụ thu hoạch cho biết rằng những hạt giống mà chúng tôi gieo ra sẽ mang lại nhiều bông trái.
Thứ hai, chúng ta hãy xem Phúc âm thẩm thấu vào tấm lòng mọi người. Giống như hạt giống của dụ ngôn được gieo vào đất, chúng nảy mầm lớn lên và sinh ra bông trái. Vì vậy, nó giống với Phúc âm. Phúc âm có quyền năng để sinh ra bông trái trong lòng của những người nghe. Đó là một thông điệp đầy quyền năng. Trong Hê-bơ-rơ 4:12, chúng ta đọc về quyền năng của Lời Chúa như sau" Vì lời của Ðức Chúa Trời là lời sống và linh nghiệm, sắc hơn gươm hai lưỡi, thấu vào đến đỗi chia hồn, linh, cốt, tủy, xem xét tư tưởng và ý định trong lòng. " Đức Chúa Trời đưa ra Lời của Ngài để sinh ra bông trái cũng giống như nông dân gieo hạt giống của mình để đạt được một vụ thu hoạch ngũ cốc.
Chúng ta hãy đọc trong Ê-sai 55:11, " Lời nói của Ta cũng vậy, đã ra từ miệng Ta, thì chẳng trở về luống nhưng, mà chắc sẽ làm trọn điều Ta muốn, thuận lợi công việc Ta đã sai khiến nó. " Phúc âm là quyền năng của Đức Chúa Trời để cứu những người bị hư mất. Trong Rô-ma 1:16 có nói: " Thật vậy, tôi không hổ thẹn về Tin Lành đâu, vì là quyền năng của Ðức Chúa Trời để cứu mọi kẻ tin, trước là người Giu-đa, sau là người Gờ-réc. " Hôm nay, chúng tôi mang quyền năng của Phúc âm đến cho bạn.
Phúc âm thay đổi tấm lòng. Trong một đêm kia Chúa Giê Su nói chuyện với một người tên là Ni-cô-đem. Ngài nói với Ni-cô-đem rằng ông cần được sinh lại bởi Thánh Linh của Đức Chúa Trời. Khi Phúc âm đến với quyền năng của Chúa Thánh Linh làm thay đổi tấm lòng của con người, Ngài tạo cho họ một nếp sống mới hoặc một khởi đầu mới. Hãy lắng nghe những gì lời Chúa nói trong Giăng 3:3 :" Ðức Chúa Jêsus cất tiếng đáp rằng: Quả thật, quả thật, Ta nói cùng ngươi, nếu một người chẳng sanh lại, thì không thể thấy được nước Ðức Chúa Trời.." Sự tái sinh này bởi Phúc âm. I Phi-e-rơ 1:23 nói: " Anh em đã được lại sanh, chẳng phải bởi giống hay hư nát, nhưng bởi giống chẳng hư nát, là bởi lời hằng sống và bền vững của Ðức Chúa Trời." Hãy để tôi hỏi bạn ngày hôm nay: Các bạn đã được sinh lại chưa? Bạn đã nhận được sự tái sinh chưa? Phúc âm mang lại cho bạn một sinh khí mới khi nó đi vào cuộc sống của bạn.
Thứ ba, một vụ mùa được thu hoạch. Nông dân đã gieo hạt giống của mình. Hạt giống của nhà nông nẩy mầm và lớn. Sau đó, nông dân đi ra ngoài đồng để thu hoạch những hạt giống của mình. Việc này giống với việc gieo Phúc âm. Gieo Phúc âm cho kết quả một vụ thu hoạch những linh hồn. Chúa Giê Su đã nói mang lại thu hoạch khi Ngài nói về rao giảng Phúc âm cho những người khác. Trong Giăng 4:35, Chúa Giêsu nói, " Các ngươi há chẳng nói rằng còn bốn tháng nữa thì tới mùa gặt sao? Song ta nói với các ngươi: Hãy nhướng mắt lên và xem đồng ruộng, đã vàng sẵn cho mùa gặt." Chúa Giêsu nhìn vào dân chúng và nhìn thấy một vụ thu hoạch của các linh hồn cần được thực hiện. Một lần khác " Ngài phán cùng môn đồ rằng: Mùa gặt thì trúng, song con gặt thì ít. Vậy, hãy xin Chủ mùa gặt sai con gặt đến trong mùa của mình. " (Lu-ca 10:2). Chúa Giê Su đã nhìn thấy thế giới như là một đồng lúa vàng rực. Ngài sai các môn đồ của Ngài vào cánh đồng để mang những người hư mất gồm đàn ông, phụ nữ, thanh thiếu niên trở về sự cứu rỗi trong chính mình Ngài. Phúc âm được ban phát ra. Phúc âm đang được gieo vào lòng của mọi người. Chúng tôi tìm kiếm thu hoạch mà điều này sẽ đến. Chúng tôi mời bạn làm một phần của vụ mùa hôm nay.
Chúng tôi mời bạn hôm nay hãy đến và làm một thành viên của Vương quốc vĩnh cửu của Đức Chúa Trời. Tôi sẽ khởi đầu một lời cầu nguyện ngắn. Tôi mời các bạn lặp lại lời cầu nguyện sau tôi. Bằng cách làm như vậy bạn đón nhận Chúa cứu thế Giê Su vào cuộc đời của bạn. Vui lòng lặp lại sau tôi.
Lạy Chúa Giê Su, tôi xưng nhận rằng tôi là một tội nhân. Tôi muốn làm một thành viên trong Vương quốc của Ngài. Bây giờ tôi tiếp nhận bạn như là Chúa và Đấng cứu rỗi của tôi. Xin giúp tôi theo Ngài suốt mọi ngày trong cuộc đời của tôi. Amen.
Nếu bạn đã cầu nguyện lời cầu nguyện cam kết như thế xong rồi, tôi muốn khuyến khích bạn làm những điều sau đây để giúp bạn lớn lên trong đời sống đức tin của bạn:
1. Cầu nguyện hàng ngày
2. Đọc và nghiên cứu Kinh Thánh
3. Tới nhà thờ hoặc một cuộc nhóm họp của các tín hữu hàng tuần
4. Chia sẻ đức tin của bạn với những người khác
5. Hãy là một công dân tốt và thể hiện tình yêu cho người khác.
Nếu bạn viết thư cho chúng tôi, chúng tôi sẽ gửi cho bạn một ít tài liệu giúp bạn có được một khởi đầu tốt trong việc đi theo Chúa của bạn.
Trích từ Internet
[Ðóng lại]
[Xem]
Lời Hứa Thánh Linh
Công vụ các sứ đồ 1:8
Trong lòng mỗi môn đồ chờ đợi tại thành Giê-ru-sa-lem về lời của Chúa căn dặn “...Đừng ra khỏi thành Giê-ru-sa-lem, nhưng phải ở đó chờ điều Cha đã hứa, là điều các ngươi đã nghe ta nói.” Công vụ 1:4 đang diễn ra nhiều tâm trạng khác nhau. Nhưng có một điều mà tất cả môn đồ mang tâm trạng suy tư nhiểu nhất Thánh Linh là Thần Linh hay Thánh Đức. Nếu là Thần Linh làm sao họ có thể thấy vì Đấng có quyền phép nhưng vô hình. Nếu là Thánh Đức, những đức tính “Yêu thương, vui mừng, bình an, nhịn nhục, nhơn từ, hiền lành, trung tín, mềm mại, tiết độ.” Ga-la-ti 5:22. Làm sao để rèn luyện đạt được những thánh đức này. Những băn khoăn trăn trở này không có cách nào để giải đáp cho thông được, các môn đồ yên lặng chờ đợi cho đến lúc điều gì đó sẽ xảy ra với họ trong vòng mười ngày cầu nguyện.
Thánh Linh đến với các môn đồ trước hết qua hiện trạng của Thần Linh. Thình lình tiếng ào ào như gió thổi trước nhỏ sau to, tiếng gió dường như xuất phát từ trên trời rồi đầy dẫy khắp nhà các môn đồ ngồi. Liền tiếp theo là những “ngọn lửa” sáng lập lòe trên đầu mỗi người như thể “lửa lân tinh” không bốc cháy, cũng không tỏa hơi nóng. Về phương diện đạo giáo của người trần gian, hiện tượng “lửa sáng” xuất hiện trên đỉnh đầu người chỉ cho thấy những người tu đạo đã đạt đến cực điểm của việc tu tập. Nhưng trong trường hợp các môn đồ nhận được các hiện tượng này là hiện tượng của quyền phép Đấng vô hình đang cai quản thiên nhiên và con người, Đấng như lời “Cha đã hứa” hiện ra với các môn đồ. Thánh Linh là Thần nên Ngài hiện ra dưới bất cứ hình thức nào, trong trường hợp này Thần Linh xuất hiện qua hiện tượng thiên nhiên như gió, lửa. Gió lửa có Thánh Linh hiện diện rất hiền lành không làm thiệt hại gì cả, tiếng động nghe như ào ào, nhưng không có trận cuồng phong nào thổi tốc mái nhà hay đồ vật bị cuốn đi theo chiều gió. Lửa cũng vậy không làm cháy nhà, hay bốc hơi nóng thiêu đốt tóc tai quần áo. Thần của Chúa hiện ra luôn luôn làm những điều kỳ diệu lạ lùng khiến cho ai nấy nhận thấy đều phải kính sợ tôn vinh. Thần Thánh Linh sau đó còn xuất hiện qua ngôn ngữ, những loại ngôn ngữ ngoại quốc thông qua môi miệng của những người chưa từng học biết các ngôn ngữ ấy. Không biết ngoại ngữ mà nói năng thông thạo giúp cho người khác hiểu ý nghĩa và thán phục, đó là công việc của Thần Linh không phải của con người. Thần Linh giúp cho những người nhà quê, những ngư dân chài lưới trở thành những con người học thức dưới ánh mắt thán phục của những người thương gia, trí thức, người mộ đạo đông đảo ở các xứ lân cận tụ họp nhau lại trong ngày hội mùa gặt của người Do Thái tại thành Giê-ru-sa-lem. Thần Linh nói ngôn ngữ của bất cứ quốc gia nào và điều đó cho thấy “Ai nấy đều sững sờ vì mỗi người đều nghe các môn đồ nói tiếng xứ mình.” (Công vụ 2:6) Thánh Linh khiến cho các môn đồ nói chuyện với dân chúng như là thần linh đang nói chuyện bằng ngôn ngữ của xứ họ, nhờ vậy việc thu hút đồng loạt hàng ngàn người trở lại tin Chúa Giê Su là điều không thể xuất phát từ tài năng hùng biện hay khả năng ứng khẩu. Thánh Linh là Đấng vô hình có quyền phép cảm động lòng người bằng ngôn ngữ khiến cho bất cứ ai nghe tiếng Ngài đều trở nên những người có tâm trí sáng suốt, có lòng rộng mở, và niềm tin trở nên đơn sơ chân thành thu hút tất cả mọi hạng người trong xã hội.
Từ những ngày đầu tiên Hội Thánh được thành lập đến ngày nay yếu tố đạo đức trong Hội Thánh được đặt ở hàng cao nhất, không hề thay đổi. Đạo đức trong Hội Thánh là Thánh Đức, đức tính thánh khiết, đức tính thiêng liêng, những mỹ đức cao thượng của Cơ Đốc nhân được Đức Thánh Linh ngự trị là bằng chứng của một đời sống đã được Chúa Giê Su thay đổi tấm lòng. Trong khi ngược lại các đức tính gian dối, ganh ghét, giả hình, hung dữ, ác độc... do ma quỷ cai trị. Những đức tính tốt nhờ Thánh Linh làm cho sáng láng, những đức tính xấu phải nhờ đến luật pháp sửa trị: “Và biết rõ ràng luật pháp không phải lập ra cho người công bình, bèn là vì những kẻ trái luật pháp, bạn nghịch, vì những kẻ không tin kính, phạm tội, những kẻ vô đạo, nói phạm thánh thần, những kẻ giết cha mẹ, giết người, vì những kẻ tà dâm, kẻ đắm nam sắc, ăn cướp người, nói dối, thề dối, và vì hết thảy sự trái nghịch với đạo lành.” I Ti-mô-thê 1:9-10.
Đức Thánh Linh là một Linh thánh khiết tốt lành nên Ngài không thể ngự trị ở những tấm lòng xấu xa, Ngài là Thần Linh dùng quyền phép cảm động, bắt phục để thay đổi con người xấu. Khi một người được thay đổi trở nên tốt, người ấy yêu mến Chúa, ham thích thực hành những đức tính cao đẹp, dẹp đi tất cả những tánh nết xấu của bản ngã xác thịt. Lời hứa của Chúa ban Thánh Linh cho các môn đồ và con cái Ngài là sự thật cao trọng và tồn tại vĩnh viễn. Đó là lý do mà toàn thể Hội Thánh trên thế giới mặc dầu khác nhau về chủng tộc, văn hóa, giáo phái nhưng cách cư xử đúng đắn của Cơ Đốc nhân tất cả đều giống nhau. Thánh Linh do Chúa ban cho vừa là Thần Linh vừa là Thánh Đức nên dầu cho có nhiều người nói: “Lạy Chúa, lạy Chúa, chúng tôi chẳng từng nhân danh Chúa mà nói tiên tri sao? nhân danh Chúa mà trừ quỉ sao? và lại nhân danh Chúa mà làm nhiều phép lạ sao? Khi ấy, ta sẽ phán rõ ràng cùng họ rằng: Hỡi kẻ làm gian ác, ta chẳng biết các ngươi bao giờ, hãy lui ra khỏi ta!” Ma-thi-ơ 7: 22-23.
Kỷ niệm Ngày Thánh Linh Giáng Lâm
Mục sư Nguyễn Quốc Dũng
[Ðóng lại]
[Xem]
Hãy để Phúc Âm chiếu sáng
Chúa Giê Su tiếp tục nói với các môn đồ bằng dụ ngôn. Dụ ngôn là một câu chuyện hay một minh họa dạy dỗ về một lẽ thật thuộc tâm linh. Hôm nay, chúng tôi muốn chú ý đến một dụ ngôn dạy về tầm quan trọng của việc truyền bá Phúc âm. Chúa Giê Su đã dạy các môn đồ của Ngài rằng họ có thể dạy cho nhiều người khác. Bây giờ, hãy tham gia với tôi như chúng ta đọc dụ ngôn về ánh sáng chiếu rọi. "Ngài lại phán cùng họ rằng: Có ai đem đèn để dưới cái thùng hoặc dưới cái giường chăng? Há chẳng phải để trên chân đèn sao? Vì chẳng có điều chi kín mà không phải lộ ra, chẳng có điều chi giấu mà không phải rõ ràng. Nếu ai có tai mà nghe, hãy nghe! Ngài lại phán rằng: Hãy cẩn thận về điều mình nghe. Người ta sẽ đong cho các ngươi bằng lường các ngươi đã đong cho, và thêm vào đó nữa. Vì sẽ ban thêm cho kẻ nào có; nhưng kẻ nào không có, sẽ bị cất lấy điều mình đã có. " (Mác 4:21-25). Dụ ngôn này dạy rằng Phúc âm là để tỏa sáng giống như ngọn đèn. Chúa Giê Su muốn sứ điệp Phúc âm của Ngài chiếu sáng cho tất cả mọi người. Nó không được giấu kín. Thậm chí ngày nay sứ điệp của Ngài đang đến với bạn.
Chúng ta hãy xem nơi đầu tiên Phúc âm được công bố cho mọi nơi. Chúa Giê Su đã nói với các môn đồ rằng thông điệp của Ngài không được che giấu. Đèn không được đặt dưới một cái thùng hoặc dưới gầm giường nơi không có ai nhìn thấy. Nếu nó đã bị che giấu, làm thế nào nó có thể mang lại ánh sáng cho người khác. Chúa Giê Su đã nói với họ không được che giấu sứ điệp Phúc âm, nhưng phải để cho nó chiếu sáng lên. Tiến sĩ Brown giải nghĩa lời Chúa Giê Su nói: "Ta đã giảng giải riêng cho các ngươi những sự thật tuyệt vời này, nhưng chỉ khi nào các ngươi công bố công khai, và nếu các ngươi không làm, những người khác sẽ không biết được những bí mật. Những điều này được truyền bá để phổ biến rộng rãi, và chúng sẽ là như vậy, phải, thời gian đến khi những điều kín giấu nhất sẽ được phơi bày ra ánh sáng."
Chúa Giê Su đã nói với họ rằng Phúc âm là để chiếu rọi giống như ngọn đèn ở khắp mọi nơi. Giống như cách một ngọn đèn được đặt trên chơn đèn để ánh sáng của nó có thể chiếu soi tất cả trong phòng. Phúc âm cũng giống như vậy được đặt trên chỗ cao để nó có thể mang lại ánh sáng cho toàn thế giới. Nó không được che giấu nhưng mang ra công khai cho tất cả mọi người nghe. Khi Chúa Giê Su chuẩn bị trở về thiên đàng, Ngài đã ban mệnh lệnh này cho các môn đồ của Ngài: "Vậy, hãy đi môn đồ hóa muôn dân ..." (Ma-thi-ơ 28:19). Các môn đồ không được giữ Phúc âm cho riêng họ. Họ phải mang nó đến cho tất cả các quốc gia, tất cả các dân tộc trên thế giới. Đó là lý do tại sao mà ngày hôm nay chúng tôi đem Phúc Âm cho bạn. Phúc âm là ánh sáng chiếu rọi cho tất cả thế giới nghe thấy. Chúa Giê Su muốn ý nghĩa của nó là phổ biến ra cho tất cả các dân tộc trên thế giới. Phúc âm là một Phúc âm thế giới. Đó là tin tốt lành cho toàn thế gian.
Thứ hai, những người nghe phúc âm có trách nhiệm nói cho người khác. Một ngày kia Chúa Giê Su gặp một phụ nữ Sa-ma-ri bên một cái giếng. Người Sa-ma-ri được xem là thấp kém so với người Do Thái. Tuy nhiên, Chúa Giê Su đã không xem người phụ nữ ấy thấp kém nhưng Ngài chia sẻ Phúc âm với cô ấy. Ngài nói với cô ta về nước sống có thể ban cho sự sống đời đời. Khi cô nghe tin tốt này, ngay lập tức cô quay trở lại thành phố quê hương của mình và nói với mọi người cô đã gặp Chúa Giêsu. Kết quả nhiều người trong làng đi ra ngoài để gặp Chúa Giê Su và nhiều người đã tin vào Ngài. Lần đầu tiên Chúa Giê Su gọi các môn đồ Ngài kêu họ làm tay đánh lưới người. Ngài nói, " Ðức Chúa Jêsus bèn phán cùng họ rằng: Hãy theo Ta, và Ta sẽ khiến các ngươi trở nên tay đánh lưới người.." (Mác 1:17). Giống như nghề của các môn đồ của Ngài trước đây là ngư dân đánh bắt cá. Họ không phải thả lưới phúc âm để bắt cá mà để có người tin. Họ chia sẻ phúc âm với những người khác và đem con người đến với Chúa cứu thế. Trong Hội Thánh đầu tiên, các Cơ Đốc nhân đã ra nước ngoài ở rải rác sau cái chết của Ê Tiên. Trong Công vụ 8:4 nói, " Vậy, những kẻ đã bị tan lạc đi từ nơi nầy đến nơi khác, truyền giảng đạo Tin Lành.." Những Cơ Đốc nhân đầu tiên này đã đi khắp mọi nơi chia sẻ phúc âm với những người khác. Phúc âm là để chia sẻ không nên giữ lại.
Chúa Giê Su cảnh báo những người nghe Phúc âm và cố gắng giữ nó cho chính mình. Ngài nói, " Vì sẽ ban thêm cho kẻ nào có; nhưng kẻ nào không có, sẽ bị cất lấy điều mình đã có.." (Mác 4:25). Nếu chúng ta cố gắng giữ Phúc âm cho chính chúng ta, chúng ta có thể mất nó. Nếu chúng ta rao giảng cách rộng rãi, chúng ta sẽ được may mắn và có cơ hội chia sẻ nó cho nhiều người.
Thứ ba, chúng ta hãy chú ý đến một ngọn đèn chiếu sáng. Ngọn đèn của Phúc âm chiếu rọi đến với bạn, hôm nay, thông qua chương trình phát thanh này. Sự chiếu sáng từ Đức Chúa Trời. II Cô-rinh-tô 4:6 nói, "Vì Ðức Chúa Trời, là Ðấng có phán: Sự sáng phải soi từ trong sự tối tăm! Đã làm cho sự sáng Ngài chói lòa trong lòng chúng tôi, đặng sự thông biết về vinh hiển Ðức Chúa Trời soi sáng nơi mặt Ðức Chúa Jêsus Christ." Hôm nay, ánh sáng Phúc âm được rọi sáng cho bạn. Chúa Giê Su yêu thương bạn. Ngài đã đến và chết trên thập tự giá cho tội lỗi của bạn. Ngài đã chết để tội lỗi của bạn được tha thứ và nhờ đó bạn có được sự sống đời đời. Rô Ma 5:8 nói, "Nhưng Ðức Chúa Trời tỏ lòng yêu thương Ngài đối với chúng ta, khi chúng ta còn là người có tội, thì Ðấng Christ vì chúng ta chịu chết." Đó là ánh sáng, bạn của tôi. Chúa cứu thế Giê Su đã chết cho bạn. Vì Đức Chúa Trời yêu thương bạn và muốn ban cho bạn một cuộc sống mới.
Ánh sáng này được chiếu sáng tùy vào phản ứng của bạn. Ánh sáng đang chiếu sáng. Hãy bước ra khỏi bóng tối của bạn và để cho Phúc âm chiếu rọi vào tấm lòng của bạn hôm nay. Bạn cần Chúa Giê Su, Cứu Chúa của thế gian. Chúa Giê Su đã đến để cứu mọi người từ tất cả các quốc gia. Chúa cứu thế Giê Su không phải là một người Tây phương. Ngài cũng không phải là một người Đông phương. Ngài đến từ trời. Ngài sống một thời gian trong Y-sơ-ra-ên ở trung đông. Từ đó, Ngài đã sai đem Phúc âm của Ngài vào toàn thế giới. Chúa Giê Su là một Cứu Chúa của thế gian. Ngài kêu gọi bạn ngay hôm nay. Câu trả lời của bạn sẽ là gì?
Trong nhiều năm, bạn đã cảm thấy một khoảng trống trong cuộc đời của bạn. Có một điều gì đó vắng mặt. Có nhiều điều hơn để cuộc sống này đem so sánh với vật chất. Người bạn của tôi, Đức Chúa Trời vắng mặt khỏi cuộc sống của bạn. Bạn cần Ngài. Ngài đang tiếp cận với bạn ngay hôm nay. Ngài nói cho bạn biết là Ngài yêu bạn và Ngài sai Chúa Giê Su chết thế cho bạn. Ngài chiếu rọi ánh sáng của Ngài vào cuộc sống của bạn ngay hôm nay. Chúng tôi mời bạn đáp lại ánh sáng đó và tin nhận Chúa cứu thế Giê Su là Chúa và Cứu Chúa của bạn.
Giăng 3:16 nói, "Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian đến nỗi đã ban Con một của Ngài, hầu cho hễ ai tin Con ấy không bị hư mất mà được sự sống đời đời." Mong muốn lớn nhất của chúng tôi là bạn đến để biết Chúa Giê Su. Chúng tôi tặng cho bạn tình yêu của Chúa ngày hôm nay. Không phải lúc nào bạn cũng có thể có đề nghị này dành cho bạn. Hôm nay, bạn có thể được tha thứ tội lỗi của mình và trở nên con cái của Đức Chúa Trời. Giăng 1:12 nói, "Nhưng hễ ai đã nhận Ngài, thì Ngài ban cho quyền phép trở nên con cái Ðức Chúa Trời, là ban cho những kẻ tin danh Ngài." Hãy đến với Chúa Giê Su, ngay hôm nay. Tôi mời bạn với cả tấm lòng của tôi. Hãy đến với Chúa Giê Su. Hãy đến và lặp lại lời cầu nguyện cam kết đơn giản này và bằng cách làm như vậy bạn nhận Chúa Giê Su bước vào cuộc đời của bạn.
Lạy Chúa, tôi cần Ngài trong cuộc sống của tôi. Tôi xưng nhận rằng tôi đã phạm tội. Tôi cần sự tha thứ của Ngài. Bây giờ tôi nhận Chúa như là Cứu Chúa của tôi. Xin giúp tôi theo Ngài luôn luôn. Amen.
Nếu bạn đã cầu nguyện lời cầu nguyện cam kết này xong rồi, tôi muốn khuyến khích bạn làm những điều sau đây để giúp bạn lớn lên trong đời sống đức tin Cơ Đốc của bạn:
1. Cầu nguyện hàng ngày.
2. Đọc và nghiên cứu Kinh Thánh.
3. Tới nhà thờ hoặc nhóm họp với các tín hữu hàng tuần để học hỏi thêm.
4. Chia sẻ đức tin của bạn với những người khác.
5. Hãy làm một công dân tốt và thể hiện tình yêu với những người chung quanh.
Nếu bạn viết thư cho chúng tôi, chúng tôi sẽ gửi cho bạn một số tài liệu để giúp bạn để có được một khởi đầu tốt trong việc đi theo Chúa cứu thế Giê Su.
[Ðóng lại]
[Xem]
Dụ ngôn người gieo giống
Có một lần, Chúa Giê Su dạy dân chúng bên bờ biển Ga-li-lê. Chúa Giê Su ngồi trên một chiếc thuyền ở mép nước. Dân chúng tụ tập xung quanh đến gần sát bờ biển để nghe những gì Chúa Giê Su đang nói. Ngài bắt đầu dạy họ nhiều điều bởi dụ ngôn. Dụ ngôn là một câu chuyện hay minh họa được sử dụng để dạy một lẽ thật tâm linh. Nhân dịp đặc biệt này, Chúa Giê Su dạy về dụ ngôn người gieo giống. Hãy lắng nghe những gì Ngài nói, "Hãy nghe! Có một nông dân đi ra đặng gieo giống. Khi đang gieo, một phần giống rơi dọc đường, chim đến ăn hết. Một phần khác rơi nhằm nơi đất đá sỏi, chỉ có ít đất thịt, tức thì mọc lên, vì bị lấp không sâu; nhưng khi mặt trời đã mọc, thì bị đốt, và bởi không có rễ, nên phải héo. Một phần khác rơi nhằm bụi gai; gai mọc rậm lên làm cho nghẹt ngòi, và không kết quả. Một phần khác nữa rơi nhằm nơi đất tốt, thì kết quả, lớn lên và nẩy nở ra; một hột ra ba chục, hột khác sáu chục, hột khác một trăm. Ngài lại phán rằng: Ai có tai mà nghe, hãy nghe." (Mác 4:3-8). Dụ ngôn người gieo giống này nói về việc gieo Lời Chúa. Chúa Giê Su tiếp tục nói về ý nghĩa của dụ ngôn này, và đó là những gì chúng ta sắp làm bây giờ. Hãy lắng nghe!
Trước tiên, chúng ta hãy xem các hạt giống được gieo trên mặt đường. Khi người nông dân gieo giống của mình, một số rơi trên con đường ở ngoài bìa cánh đồng này. Con đường đã được nén chặc bởi những bước chân nặng nề của nhiều người qua lại. Vì vậy, nó rất khó có kết quả. Khi hạt giống rơi xuống đường, nó không đi vào trong đất. Những con chim xà xuống ngay lập tức mổ hạt giống. Chúa Giê Su nói về ý nghĩa: "Người gieo giống ấy là gieo đạo. Những kẻ ở dọc đường là kẻ đã chịu đạo gieo nơi mình; nhưng vừa mới nghe đạo, tức thì quỉ Sa-tan đến, cướp lấy đạo đã gieo trong lòng họ đi." (Mác 4:14,15). Lời Chúa được gieo trong dân chúng cũng như chúng tôi gieo trồng lời Chúa trong số các bạn hiện nay, những người đang lắng nghe. Một số người cũng giống như con đường. Tấm lòng của họ thật là khó khăn, và lời Chúa không thâm nhập vào được bởi vì Satan xuất hiện cùng lúc cướp mất đi Lời Chúa. Nó không ảnh hưởng gì với họ. Một người nghe lời Chúa với đôi tai của mình, nhưng nó không xâm nhập vào tấm lòng. Chúng tôi kêu gọi bạn ngày hôm nay lắng nghe không chỉ bằng đôi tai nhưng với cả tấm lòng.
Thứ hai, một số hạt giống đã được gieo trên nơi sỏi đá. Có một số vùng đá sỏi trong khu ruộng này. Những đá sỏi được phủ bên trên bằng lớp đất mỏng, nông cạn. Vì vậy, khi hạt giống đã gieo xuống, các cây non chỉ kéo dài sự sống một thời gian rất ngắn. Khi mặt trời mọc lên, các cây non quá yếu bị thiêu cháy và khô héo đi. Các cây non này không có rễ và không thể sống trong điều kiện như vậy. Chúa Giê Su đưa ra lời giải thích về vùng đất đá sỏi: "Cũng vậy, những người chịu giống gieo nơi đất đá sỏi, là những kẻ nghe đạo, liền vui mừng chịu lấy; Song vì trong lòng họ không có rễ, chỉ tạm thời mà thôi, nên nỗi gặp khi vì cớ đạo mà xảy ra sự cực khổ, bắt bớ, thì liền vấp phạm." (Mác 4:16,17). Một số người nghe Lời Chúa như nghe lời tốt cho họ. Ngay lập tức họ nhận được niềm vui. Tuy nhiên, Lời Chúa không bén rễ trong lòng họ. Khi gặp khó khăn hay sự ngược đãi đến, ngay lập tức họ từ bỏ những gì họ đã nhận từ Lời Chúa. Họ không muốn bị làm phiền. Một người có thể nghe Phúc âm và lần đầu tiên nhận được nó với niềm vui. Ngay sau khi bạn bè của anh ta bắt đầu trêu chọc, người ấy từ bỏ nó đi. Người ấy không còn tin. Bạn của tôi, hôm nay bạn đừng như hạt giống gieo vào đất đá sỏi. Hãy nhận Lời Chúa vào lòng và kiên trì trong đức tin của bạn.
Thứ ba, một số hạt giống rơi vào lùm gai. Trong cùng thửa ruộng một số cây gai nhỏ đã mọc ra trong đất. Một số hạt giống rơi vào trong đó. Khi các hạt nảy mầm và lớn lên. Tuy nhiên, những cây gai cũng lớn theo. Những nhánh gai lớn nhanh hơn và cuối cùng làm nghẹt ngòi các cây lúa đến từ hạt giống của nông dân. Các cây lúa vô dụng và không sản xuất ra hạt giống. Chúa Giê Su giải thích ý nghĩa: "Còn những kẻ chịu giống gieo nơi bụi gai, là kẻ đã nghe đạo; song sự lo lắng về đời nầy, sự mê đắm về giàu sang, và các sự tham muốn khác thấu vào lòng họ, làm cho nghẹt ngòi đạo, và không ra trái." (Mác 4:18,19). Một số người nghe Phúc âm và nhận được nó. Nhưng vì quá lo lắng cho cuộc sống này và mong muốn của họ là những thứ của cải vật chất khiến họ quên lời cam kết của họ với Chúa nên không thể sinh ra bông trái. Vì vậy, bạn của tôi đó là vấn đề ngày hôm nay. Nhiều người quan tâm đến những thứ của thế gian này hơn so với sự cứu rỗi linh hồn của chính họ. Nhiều người đang sắp sửa giàu có và chất chứa của cải vật chất. Trong cuộc sống của họ Đức Chúa Trời chỉ là phần thứ yếu. Họ không nhận ra rằng họ đang từ bỏ điều quan trọng nhất. Điều này được nói đến trong Ma-thi-ơ 6:24, "Chẳng ai được làm tôi hai chủ; vì sẽ ghét người nầy mà yêu người kia, hoặc trọng người nầy mà khinh người kia. Các ngươi không có thể làm tôi Ðức Chúa Trời lại làm tôi Ma-môn nữa." Bạn của tôi, tấm lòng của bạn hôm nay để ở đâu? Đừng đặt tấm lòng của bạn về sự giàu có vật chất. Đúng hơn bạn đặt tấm lòng của bạn về những điều còn lại đời đời. Hãy đặt tấm lòng của bạn vào Đức Chúa Trời.
Thứ tư, một số hạt giống rơi vào đất tốt. Trong thửa ruộng có những chỗ đất rất tốt. Nhiều hạt giống rơi vào chỗ đất tốt này. Hạt giống ăn sâu vào đất. Đất mềm mại và giàu chất dinh dưỡng. Hạt giống sớm lớn lên và bắt đầu phát triển. Các cây non phát triển nhanh chóng sau đó trưởng thành sản sinh ra nhiều bông trái. Từ một hạt giống lúa, nó có thể sinh ra ba mươi hạt giống, một số được sáu mươi, và một số khác sinh ra vài trăm hột. Chúa Giê Su giải thích ý nghĩa: "Nhưng, những người chịu giống gieo vào nơi đất tốt, là kẻ nghe đạo, chịu lấy và kết quả, một hột ra ba chục, hột khác sáu chục, hột khác một trăm." (Mác 4:20). Một số người nghe Phúc âm và nhận nó với niềm vui lớn lao. Họ tiếp nhận bằng tấm lòng của họ và tin rồi làm theo trong cuộc sống của họ. Họ sinh ra nhiều bông trái bằng hình thức của cuộc sống công bình và tình yêu cho những người khác và đem nhiều người khác đến với Chúa Giê Su. Một người sinh ra gấp ba mươi lần, người khác sinh ra sáu mươi lần, và có những người gấp trăm lần. Tấm lòng của họ đã được chuẩn bị. Họ đã sẵn sàng để tiếp nhận, và Đức Chúa Trời đã chúc phước cho họ. Bạn có sẵn sàng để nhận được điều ấy hôm nay không? Tấm lòng của bạn có sẵn sàng để nhận Chúa cứu thế Giê Su không?
Tôi kêu gọi các bạn hôm nay lắng nghe phúc âm với một tấm lòng khiêm tốn tiếp thu. Tôi khuyến khích bạn tin vào sứ điệp phúc âm đơn giản rằng Chúa cứu thế Giê Su đã chết trên thập tự giá thay cho tội lỗi của bạn để cho bạn có sự sống đời đời. Giăng 3:16 nói, "Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian đến nỗi đã ban Con một của Ngài, hầu cho hễ ai tin Con ấy không bị hư mất mà được sự sống đời đời." Chúa Giê Su muốn bước vào cuộc sống của bạn làm Chúa và chủ của bạn. Ngay hôm nay Ngài kêu gọi bạn đến với Ngài. Ngài mời gọi bạn đến và tiếp nhận Ngài. Bạn có muốn đến không?
Điều tuyệt vời nhất trên thế giới không phải giàu có của cải vật chất. Vật chất cuối cùng chỉ là phù du và sau đó qua đi. Điều tuyệt vời nhất trên thế giới là nhận biết Chúa Giê Su là Chúa và Đấng Cứu Thế của bạn. Chỉ có Ngài có thể làm cho bạn thực sự giàu có, sự giàu có về sự sống đời đời. Chúng tôi kêu gọi bạn ngày hôm nay thay đổi sự tôn thờ của cải vật chất và quay về với Đức Chúa Trời chân thật vì chỉ duy nhất một mình Ngài ban cho bạn sự sống đời đời. Hãy đến với Chúa cứu thế Giê Su bằng việc ăn năn tội và xưng nhận đức tin. Chúa Giê Su nói: "Ta là đường đi, chân lý và sự sống, chẳng bởi ta không ai đến được cùng Cha." Ngày hôm nay chúng tôi mời bạn đến để nhận Chúa cứu thế Giê Su vào cuộc sống của bạn. Tôi sẽ cầu nguyện một lời cầu nguyện cam kết đơn giản, và tôi mời các bạn lặp lại lời cầu nguyện cùng với tôi dâng cuộc sống của bạn cho Chúa cứu thế Giê Su.
Lạy Chúa, lòng tôi đã sẵn sàng. Tôi muốn nhận Chúa vào đời sống của tôi hôm nay. Tôi là một tội nhân, nhưng bây giờ tôi ăn năn tội lỗi của tôi và đến với Ngài để được tha thứ và nhận lấy sự sống đời đời. Xin Chúa giúp tôi sống cuộc sống cho Ngài. Amen.
Nếu bạn đã cầu nguyện lời cầu nguyện cam kết này xong, tôi muốn khuyến khích bạn làm những điều sau đây để giúp bạn lớn lên trong đời sống đức tin của bạn:
1. Cầu nguyện hàng ngày.
2. Đọc và nghiên cứu Kinh Thánh thường xuyên.
3. Đến nhà thờ hoặc nhóm họp với các tín hữu hàng tuần.
4. Chia sẻ đức tin của bạn với những người khác
5. Hãy làm một công dân tốt và thể hiện tình yêu với người xung quanh.
Nếu bạn viết thư cho chúng tôi, chúng tôi sẽ gửi cho bạn tài liệu để giúp bạn có được một khởi đầu tốt trong việc đi theo Chúa Giê Su.
[Ðóng lại]
|
|
|
Liên hệ Hội Thánh Baptist Công Bình 380/383 Phạm văn Hai P.5 Q. TB. TPHCM (ĐT: 38454061) Giờ nhóm CN: Sáng 8 giờ Chiều 6 giờ 30. Quản nhiệm Hội Thánh MS. Nguyễn Quốc Thịnh. ĐT: 38454061. Chủ nhiệm Mục vụ: MS. Nguyễn Quốc Dũng. ĐTDĐ 0938615997
|
|
Câu gốc hôm nay
“Vì vậy, Ngài phán rằng sẽ diệt chúng nó đi; Nhưng Môi-se, là kẻ Ngài chọn, đứng nơi triệt hạ trước mặt Ngài, đặng can gián cơn giận Ngài, e Ngài hủy diệt họ chăng.”. Thi Thiên 106: 23.
|
» gửi email cho chúng tôi |
» xem thêm các hình ảnh khác |
» gửi câu hỏi cho chúng tôi |
|
|