Ân Điển lạ lùng

Tác giả: John Newton (1725 _  1807)
Soan nhạc: từ bài _ Giai điệu Virginia  của Carrell và Clayton, viết năm 1831
Tựa bài:  Ân Điển lạ lùng
Phỏng theo: I Sử ký 17:16,17


“ Vả, ấy là nhờ ân điển, bởi đức tin, mà anh em được cứu, điều đó không phải đến từ anh em, bèn là sự ban cho của Đức Chúa Trời. Ấy chẳng phải bởi việc làm đâu, hầu cho không ai khoe mình.”  Ê-phê-sô 2:8,9
Ở tại một nghĩa trang nhỏ thuộc nhà thờ vùng Olney, nước Anh, có một ngôi mộ đá với những dòng chữ trên bia như sau: John Newton, một thư ký, đã từng là người chống lại đạo và sống trụy lạc, một nô lệ của những nô lệ Châu Phi, và bởi lòng thương xót của Đức Chúa Trời và Chúa Cứu Thế Jesus đã được tha thứ, kêu gọi, biệt riêng để ra đi rao giảng Tin lành và ông ta đã tận tụy hầu việc cho đến hơi thở cuối cùng. Lời tuyên nhận sự thật này do chính Newton viết trước lúc chết, mô tả chính xác cuộc đời đầy sóng gió và thăng trầm của ông, một người rao giảng phúc âm vào thế kỷ thứ 17.

Mẹ Newton, một phụ nữ hết lòng tin kính Chúa, đã mất khi cậu bé chưa tròn 7 tuổi. Cha cậu đi thêm bước nữa, sau vài năm đi học xa nhà, cậu bé cũng bỏ học và lên làm việc trên tàu của cha mình. Cậu bắt đầu cuộc đời thủy thủ khi mới bước vào lứa tuổi 11. Thời trai trẻ của Newton là một chuỗi dài tiếp nối những nổi loạn và trụy lạc. Sau khi phục vụ trên vài con tàu, làm việc một thời gian trên đảo và đất liền ở vùng biển Tây Phi, tìm kiếm nô lệ bán cho các lái buôn, Newton dần dần trở thành thuyền trưởng trên chính con tàu nô lệ của mình. Không cần phải nói gì thêm, việc bắt giữ, buôn bán và vận chuyển nô lệ da đen tới các đồn điền ở vùng Tây Ấn và Châu Mỹ là một lối sống nhẫn tâm và vô đạo đức.

Vào tháng 3 năm 1748, trên đường từ Châu Phi trở về nước Anh, trải qua một chuyến hành trình đầy bão tố và mọi thứ dường như mất hết tất cả, Newton đã đọc quyển  “Bắt chước  Đấng Christ”  của Thomas A. Kempis. Kempis là một tu sĩ người Hà Lan, sinh năm 1380 và mất năm 1471, người thuộc phái “Anh em đồng đạo đời thường”  Quyển sách này ngày nay vẫn còn được xuất bản dưới dạng ấn phẩm tôn giáo cổ điển. Đức Thánh Linh đã dùng thông điệp từ quyển sách và những kinh nghiệm đáng sợ trên biển tác động vào lòng Newton để ông dần dần cải đạo và tin nhận Đấng Chist làm Chúa Cứu Thế của đời mình.

Vài năm sau anh ta vẫn cứ tiếp tục làm thuyền trưởng trên con tàu nô lệ, nhưng cố gắng chứng minh cuộc đời đổi mới của mình bằng cách cải thiện đời sống các nô lệ trên tàu ngày càng tốt hơn, tổ chức các buổi nhóm cho thủy thủ đoàn 30 người mỗi Chúa Nhật. Tuy nhiên, Newton vẫn còn cảm thấy bị cắn rứt về những việc làm trước đây của mình và dần dần anh trở thành người vận động chống chế độ nô lệ một cách mạnh mẽ và có hiệu quả. Newton trở về nước Anh, lập gia đình với người vợ trẻ là Mary Catlet vào ngày 12 tháng 2 năm 1750, và làm thư ký ở Cảng Liverpool trong 9 năm sau đó. Trong thời gian này, anh ta được Chúa kêu gọi trở thành người rao giảng Tin lành và bắt đầu học thần học và trở thành mục sư. Anh được sự giúp đỡ và chịu ảnh hưởng rất lớn từ mục sư George Whitefield và Wesleys, nhưng anh quyết định chỉ phục vụ trong giáo hội Anh quốc chứ không tham gia vào nhóm những người biệt giáo. Năm lên 39 tuổi, Newton được giáo hội Anh quốc bổ nhiệm làm mục sư ở một làng nhỏ vùng Olney, gần Cambridge, nước Anh. Những gì ông làm được trong 50 năm làm mục sư (từ 1764 đến 1779) là thành công rực rỡ và đầy ảnh hưởng.

Thành công lớn nhất là việc ông dùng câu chuyện về kinh nghiệm đổi mới cuộc đời thật của mình để rao giảng. Ngoài việc giảng đạo vào các buổi nhóm thường nhật ở nhà thờ, Newton còn tham gia tổ chức các buổi truyền giảng ở bất cứ nơi nào có thể. Việc  này chưa ai làm vào lúc bấy giờ. Bất cứ nơi nào Newton giảng đều có đám đông rất lớn tụ tập lại để nghe câu chuyện về người thủy thủ được biến đổi .

Một thành công nổi bật khác của Newton ở tại nhà thờ Olney là việc hát các bài thánh ca diễn tả niềm tin sâu sắc và đơn sơ vào nội dung bài giảng hơn là hát các bài thánh vịnh đơn điệu trong quyển thánh ca kiên định và hy vọng được sử dụng phổ biến ở các nhà thờ Anh quốc lúc bấy giờ. Những khi Newton không tìm được bài thánh ca nào phù hợp với bài giảng của mình thì ông bắt đầu sáng tác. Để thực hiện điều này, Newton đã kêu gọi sự giúp đỡ của bạn bè và những người quen biết, trong đó có William Cowper, một văn sĩ nổi tiếng lúc bấy giờ. Vào năm 1779 họ cùng nhau sáng tác bài Thánh ca Olney nổi tiếng, một trong những đóng góp quan trọng hình thành việc hát thánh ca trong nhà thờ. Với nguyện vọng thu thập và đóng thành sách 349 bài thánh ca, Cowper đã viết 67 bài, số còn lại do Newton viết. Theo như lời mở đầu của quyển thánh ca, Newton viết mục đích của việc lập thánh ca là nhằm đáp ứng nhu cầu muốn diễn tả niềm tin và sự bình an của những người Cơ Đốc chân chính.

Từ năm 1947, một truyền thống tốt đẹp trước đây đã được tái hiện ở nhà thờ Olney. Đó là cuộc thi làm bánh rán, tổ chức vào Thứ Ba đầu mùa chay (Thứ Ba trước Lễ Tro). Các phụ nữ trong nhà thờ thi rán bánh trải dài từ trung tâm thị trấn cho đến nhà thờ. Khi buổi thờ phượng bắt đầu thì người thắng cuộc được xướng danh và tiếp theo toàn thể hội thánh hát bài “Ân Điển lạ lùng”  và những bài thánh ca Olney được ưa chuộng nhất.

Sau khi kết thúc nhiệm kỳ ở Olney, Newton trải qua 28 năm tiếp theo với cương vị mục sư trong giáo hội Thánh Mary Woolnan nổi tiếng ở London. Trong số những người được Newton đưa về với Chúa có Claudius Buchanan, người trở thành nhà truyền giáo cho vùng Đông Ấn, và Thomas Scott, người diễn giải Kinh Thánh. Trong thời gian này Newton cũng thiết lập mối quan hệ thân thiết với William Wilberforce và các nhà lãnh đạo chính trị khác có vai trò quan trọng trong cuộc vận động bãi bỏ việc mua bán nô lệ. Thật đáng khích lệ khi biết rằng vào năm Newton mất, năm 1807, cũng là năm Quốc Hội nước Anh tuyên bố bãi bỏ chế độ nô lệ trên toàn lãnh thổ.

Vào năm 1790, vợ của Newton, người đồng hành thân yêu trong 40 năm đã qua đời vì bệnh ung thư. Mary đã là một người vợ hết lòng hy sinh và khích lệ chồng. Nhưng giờ đây Newton phải đối mặt với 17 năm dài không có cô ấy bên cạnh. Đến năm 1893 mộ của John và Mary cũng được đặt cạnh nhau trong nghĩa trang của nhà thờ Olney, nơi có tượng đài đá granite lớn mà chúng ta thấy ngày nay.

Đến tận khi qua đời ở tuổi 82, Newton vẫn còn lấy làm ngạc nhiên về lòng nhân từ và ơn lành của Chúa đã biến đổi cuộc đời của ông một cách diệu kỳ. Điều ấy là chủ đề nổi bật nhất trong các bài giảng và các tác phẩm của ông. Lúc Newton còn sống, người đại diện của giáo hội đề nghị ông nghỉ hưu vì sức khỏe sa sút, mắt mờ, và trí nhớ suy giảm. Nhưng ông trả lời: Anh nói gì thế, một người Châu Phi già ăn nói bạo dạn phải ngừng nói khi ông ta vẫn còn có thể nói được sao?  Vào dịp khác trước lúc qua đời ông đã tuyên bố như lời trăn trối với một giọng nói rõ to: Trí nhớ của tôi gần như không còn nữa, nhưng tôi còn nhớ hai điều: đó là tôi là một đại tội nhân và Đấng Christ là Chúa Cứu thế vĩ đại nhất!

Không còn nghi ngờ gì nữa, chủ đề tiêu biểu nhất của cuộc đời Newton là bài thánh ca rất cảm động của ông, bài  “Ân Điển lạ lùng” . Bài thánh ca nguyên thủy có 6 câu và có tên là  “Sự Hồi Tưởng và Mong Đợi của Niềm Tin”  được viết dựa trên I Sử Ký 17: 16, 17.  Newton đã thêm vào 3 câu rất hay mà không ảnh hưởng đến nội dung của bài hát, như sau:

1.    Chúa hứa ban mọi sự tốt lành cho tôi, Lời Ngài là hy vọng cho tôi, Ngài là nơi nương náu và cơ nghiệp tôi cho đến lâu dài
2.    Vâng, khi con tim và thể xác này không còn nữa, và cuộc sống hiện tại này mất đi, tôi sẽ được nương náu  trong bóng cánh Chúa, và cuộc đời sẽ hưởng thái an.
3.    Thế gian này sẽ tan đi  như tuyết, mặt trời sẽ không chiếu sáng nữa, nhưng Chúa, Đấng đã kêu gọi tôi, sẽ mãi mãi bên tôi.

Điệu nhạc của bài  “Ân Điển lạ lùng”  là giai điệu bài dân ca cổ Hoa Kỳ. Ban đầu được biết đến như  là giai điệu của đồn điền có tên:  “Các con cừu yêu quý.” Bài hát đầu tiên mang giai điệu này được biết đến dưới dạng ấn phẩm được tìm thấy trong quyển sách có tựa đề Hoà âm Virginia, được viết bởi James P. Carrell và David S. Clayton xuất bản vào năm 1831 ở Winchester, Virginia. Từ đó, quyển thánh ca trở nên phổ biến một cách kỳ diệu khắp cả miền Nam nước Mỹ không riêng gì bài thánh ca này.

 John Newton còn viết bài luận về  “Những điều kỳ diệu được biết đến” (trong 101 câu chuyện về các bài thánh ca, bài số 26)


Ân Điển lạ lùng
1. Thật kỳ diệu thay hồng ân của Chúa đã cứu một người khốn khổ như tôi.
Tôi đã lạc mất nhưng nay được tìm, bị mù nhưng nay được thấy.
2. Chính hồng ân Chúa đã dạy cho tôi biết sợ, và cũng nhờ hồng ân ấy mà nỗi sợ tôi tan biến. Thật kỳ diệu thay hồng ân của Chúa, chính vào giờ phút tôi tin.
3. Trải qua bao nhiêu hiểm nguy, vất vả, cạm bẫy, tôi nay đến nơi yên bình. Hồng ân của Chúa đã đem tôi đến nơi an toàn, và cũng sẽ đưa tôi về nhà.
4. Khi chúng ta ở Thiên quốc ngàn năm, ánh sáng chiếu như mặt trời. Chúng  ta sẽ có những ngày hát ngợi khen Chúa hơn từ lúc ta mới tin Ngài.



Các bài khác :: Bill Gates
:: Tôi dễ dàng hơn cậu một chút
:: Câu chuyện lịch sử Thánh Ca Đêm Yên Lặng
:: Tỷ phú thời nay & Alexander Đại Đế thời xưa
:: Tâm Hồn Trong Sạch

Liên hệ

Hội Thánh Baptist Công Bình 380/383 Phạm văn Hai P.5 Q. TB. TPHCM (ĐT: 38454061) Giờ nhóm CN: Sáng 8 giờ Chiều 6 giờ 30. Quản nhiệm Hội Thánh MS. Nguyễn Quốc Thịnh. ĐT: 38454061. Chủ nhiệm Mục vụ: MS. Nguyễn Quốc Dũng. ĐTDĐ 0938615997



Câu gốc hôm nay

“Vì vậy, Ngài phán rằng sẽ diệt chúng nó đi; Nhưng Môi-se, là kẻ Ngài chọn, đứng nơi triệt hạ trước mặt Ngài, đặng can gián cơn giận Ngài, e Ngài hủy diệt họ chăng.”. Thi Thiên 106: 23.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


» gửi email cho chúng tôi » xem thêm các hình ảnh khác » gửi câu hỏi cho chúng tôi