Tìm Hiểu Danh Xưng Giê Hô Va YHWH

 

1.      Danh hiệu này bày tỏ Thần tính như: Đức Chúa Trời lập giao ước, Đức Chúa Trời là Đấng cứu rỗi, Đấng cứu chuộc. Con người vi phạm giao ước, nhưng Đức Chúa Trời vẫn trung tín với lời phán, lời hứa, giao ước của Ngài (xem Thi thiên 103).

 

2.      Tên gọi này lần đầu tiên được đề cập khi kết hợp với Elohim trong Sáng thế Ký 2:4. Không có hai sự kiện sáng tạo trong Sáng thế Ký 1-2, nhưng có hai sự nhấn mạnh: (1) Đức Chúa Trời là Đấng sáng tạo vũ trụ (vật chất) và (2) Đức Chúa Trời là Đấng sáng tạo con người. Sáng thế Ký 2:4 bắt đầu sự mặc khải đặc biệt về đặc ân trong địa vị và mục đích của nhân loại, cũng như các vấn đề của tội lỗi và sự nổi loạn liên quan đến địa vị đặc biệt này.

 

3.       Trong Sáng thế Ký 4:26 nói đến việc con người bắt đầu kêu cầu danh của Chúa (YHWH). Tuy nhiên, Xuất Ê-díp-tô Ký 6:3 ngụ ý rằng dân sự giao ước lúc đầu (các Tổ phụ và gia đình của họ) chỉ biết Đức Chúa Trời như là El-Shaddai. Tên YHWH chỉ được giải thích một lần trong Xuất Ê-díp-tô Ký 3:13-16, đặc biệt trong câu 14. Tuy nhiên, các tác phẩm của Môi-se thường giải thích ý nghĩa của các chữ bằng các cách dùng chữ phổ biến, chứ không từ từ nguyên (xem Sáng thế Ký 17:5, 27:36, 29:13-35).

 

4.      Đã có một số giả thuyết về ý nghĩa của tên này (lấy từ IDB, quyển 2, trang 409-11).                    (a) Từ gốc Ả Rập, để chỉ tình yêu nồng nhiệt. (b) Từ gốc tiếng Ả Rập có nghĩa là thổi (YHWH như là cơn bão của Đức Chúa Trời) (c). Từ gốc tiếng Ugaritic (của dân Ca-na-an) có nghĩa là nói, nói chuyện. (d). dựa theo một bia khắc trong tiếng Phê-nê-xi (Phoenician), dạng một ĐỘNG TÍNH TỪ NGUYÊN NHÂN, có nghĩa là Đấng bảo tồn, hay là Đấng thiết lập.( e) Gốc Hê-bơ-rơ “Qal” chỉ một Đấng hiện hữu hay là một Đấng hiện diện tại đây, lúc nầy (trong tương lai Đấng đó sẽ vẫn hiện hữu) (f) Chữ Hê-bơ-rơ Hiphil chỉ Đấng tạo ra mọi hiện hữu (mọi thứ có mặt trong thế giới). (g) Từ nghĩa gốc trong tiếng Hê-bơ-rơ là sống (ví dụ, Sáng thế Ký 3:20), có nghĩa là Đấng duy nhất có sự sống và sống mãi mãi.     (h) Từ bối cảnh của Xuất Ê-díp-tô Ký 3:13-16, một cách dùng chữ ở dạng CHƯA HOÀN THÀNH được dùng theo nghĩa HOÀN THÀNH, “Ta đã từng là ai, ta sẽ tiếp tục là Đấng đó” hoặc “Ta luôn luôn là Đấng nào, ta sẽ tiếp tục là Đấng đó” (xem A Survey of Syntax in the Old Testament của J. Wash Watts, trang 67).

 

5.       Tên đầy đủ Đức Giê-hô-va (YHWH) thường được thể hiện bằng chữ viết tắt hoặc dạng nguyên mẫu. (1) Yah (e.g., Hallelu - yah) (2) Yahu (tên, ví dụ như, Ê-sai) (3) Yo (tên, ví dụ như, Giô-ên) 3. Tên giao ước này trở nên rất thánh (tetragrammaton) trong Do Thái giáo sau nầy đến nổi người Do Thái không dám nói đến tên đó để không vi phạm mạng lệnh trong Xuất Ê-díp-tô Ký 20:7; Phục truyền Luật lệ Ký 5:11; 6:13. Vì vậy họ thay thế bằng những chữ Hê-bơ-rơ khác như sở hữu chủ, người chủ, chồng, chúa là Adon hoặc Adonai (chúa tôi). Khi họ đọc đến chữ YHWH trong Cựu Ước thì họ phát âm chữ Chúa. Đây là lý do tại sao chữ YHWH được viết thành chữ “Lord” trong các bản dịch tiếng Anh.

 

6.       Giống như chữ El, chữ YHWH thường được kết hợp với các từ khác để nhấn mạnh một số đặc tính của Đức Chúa Trời Giao Ước của Y-sơ-ra-ên. Trong khi có thể có nhiều sự kết hợp từ ngữ, sau đây chỉ là một số tượng trưng:

 

7.   Ý nghĩa của các danh hiệu:

(1) Elohim: Sáng thế 2:4: Đấng toàn năng: Chúa sáng tạo

(2) El Elion: Sáng 14: 22: Đấng tối cao: Chúa sở hữu

(3) Adonai: Sáng 15:2: Đấng tể trị: Chúa là thầy chúng ta

(4) El Olam: Sáng 21:23: Đấng mầu nhiệm: Chúa khải thị

(5) Jireh: Sáng 22:14: Đấng cứu chuộc: Chúa sắm sẵn

(6) Rophi (Rapha): Xuất 15:26: Đấng chữa bịnh: Chúa chữa lành

(7) Nissi: Xuất 17: 15: Đấng chiến đấu cho chúng ta: Chúa cờ xí tôi

(8) Yekaddia: Xuất 31:13: Đấng là sự nên Thánh: Chúa thánh hóa

(9) Shalom: Quan xét 6:24: Đấng ban bình an: Chúa hòa bình

(10) Sabaoth: 1 Sa-mu-ên 1:3: Đấng sở hữu: Chúa cả đạo quân

(11) Sidkenu: Ê-xê-chi-ên: Đấng là công chính: Chúa sự công bình

(12) Shammah: Ê-xê-chi-ên 45;35: Đấng hiện diện: Chúa bên cạnh

(13) Elion: Thi 7:17: Đấng ban phước: Chúa ban phước

(14) Roi: Thi 23:1: Đấng chăm sóc: Chúa chăn giữ ta

 

                                                                                   

Mục sư Nguyễn Quốc Dũng Sưu tầm

Các bài khác :: Từ Thần Học
:: Tóm tắt luận điểm của các thần học gia
:: Nội dung 95 luận đề của Martin Luther
:: Tâm thần là gì?
:: Trí huệ phái (Gnosticism)

Liên hệ

Hội Thánh Baptist Công Bình 380/383 Phạm văn Hai P.5 Q. TB. TPHCM (ĐT: 38454061) Giờ nhóm CN: Sáng 8 giờ Chiều 6 giờ 30. Quản nhiệm Hội Thánh MS. Nguyễn Quốc Thịnh. ĐT: 38454061. Chủ nhiệm Mục vụ: MS. Nguyễn Quốc Dũng. ĐTDĐ 0938615997



Câu gốc hôm nay

“Vì vậy, Ngài phán rằng sẽ diệt chúng nó đi; Nhưng Môi-se, là kẻ Ngài chọn, đứng nơi triệt hạ trước mặt Ngài, đặng can gián cơn giận Ngài, e Ngài hủy diệt họ chăng.”. Thi Thiên 106: 23.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


» gửi email cho chúng tôi » xem thêm các hình ảnh khác » gửi câu hỏi cho chúng tôi