Hoàn Cảnh Khó Khăn

Không gì đau khổ hơn kiếp sống làm nô lệ, cuộc sống của những nô lệ Hê-bơ-rơ tại xứ Ai Cập dưới các triều đại của Pha-ra-ôn là điển hình rõ nhất: Những người Hê-bơ-rơ làm việc quần quật dưới nắng nóng sa mạc để xây những kim tự tháp đồ sộ, con trai những nô lệ này sinh ra bị bóp mũi hoặc quăng xuống sông cho chết. Các Pha-ra-ôn của Ai Cập phần lớn là các bạo chúa đã truyền lệnh cho những “bà mụ” phải giết những đứa con trai của người Hê-bơ-rơ ngay vừa lúc lọt lòng mẹ. Tuy nhiên đứng trước hoàn cảnh khó khăn nguy hiểm như vậy một gia đình thuộc dòng dõi Lê-vi dân tộc Hê-bơ-rơ đã được Đức Chúa Trời che chở và giải cứu cho con trai của họ cách kỳ diệu.

Môi se ra đời trong gia đình có ba mẹ kính sợ Đức Chúa Trời nên rất can đãm và khôn ngoan, gia đình này đã có một trai và một gái tên là A-rôn và Mi-ri-am. Có thể A-rôn được sinh ra trước mệnh lệnh giết con trai người Hê-bơ-rơ nên A-rôn không gặp nguy hiểm nào. Nhưng lúc Môi-se sinh ra đúng vào lúc Pha-ra-ôn ra lệnh giết tất cả con trai của người Hê-bơ-rơ. Những người phụ nữ nô lệ thuộc dân tộc Hê-bơ-rơ vừa khỏe mạnh về thân thể lại sáng suốt về tinh thần nên việc sinh sản của họ rất nhẹ nhàng nhanh chóng đến nỗi khi các “Bà Mụ” được mời đến thì việc sinh sản đã xong nên các “Bà Mụ” không nhẫn tâm bóp mũi hay quăng xuống sông. Điều này được ghi lại trong sách Xuất Ê-díp-tô ký 1: 18-19 “ Vua xứ Ai-cập đòi các bà mụ đến mà hỏi rằng: Sao các ngươi để cho những đứa con trai sống? Các bà mụ tâu rằng: Tại vì những người đàn bà Hê-bơ-rơ chẳng giống như đàn bà Ai-cập, họ mạnh khỏe hơn và sinh nở trước khi mụ đến.” Điều này cho mọi người thấy trong hoàn cảnh khó khăn những người kính sợ Đức Chúa Trời được ban cho sức lực để họ chịu đựng thích nghi với hoàn cảnh gian nan khổ cực. Có những người vì thiếu niềm tin và lòng kính sợ Đức Chúa Trời nên hoàn cảnh của họ không giống với trường hợp của ông bà Am-ram (I Sử Ký 6: 3).

Ông bà Am-ram cảm biết việc nuôi giấu con trai của mình sẽ rất khó khăn, tương lai bi đát,  không biết sẽ giấu được bao lâu. Đứa trẻ ba tháng rất ngộ nghĩnh dễ thương đang trở thành tâm điểm của nhiều người chung quanh nhất là những người lắm mồm, nhiều chuyện họ sẽ báo cho Pha-ra-ôn biết. Bà Am-ram đã nảy sinh ra một ý tưởng sẽ thả trôi đứa bé trên sông gần chỗ công chúa của Pha-ra-ôn thường đến tắm. Bà tin Đức Chúa Trời sẽ bảo vệ cho con trai của bà qua tính nhân đạo yêu thương của người với người, ý tưởng này được con gái là Mi-ri-am đồng tình và xung phong đứng gần đó để trông coi sự tình ra thể nào, nếu công chúa vớt đứa trẻ lên và để cho sống thì Mi-ri-am sẽ lãnh nhiệm vụ đi tìm một người vú nuôi chăm sóc cho đứa trẻ còn nếu đứa bé có mệnh hệ nào Mi-ri-am sẽ lo liệu báo tin cho gia đình biết. Với sự đồng lòng trong nhà, bà Giô-kê-bết (Xuất 6: 20) trét chai và nhựa thông vào một cái rương mây cho nước khỏi vào, lấy tả lót đặt đứa bé vào đó rồi thực hiện mọi việc theo như đã sắp đặt. Một gia đình khó khăn mà có lòng kính sợ Chúa, con cái hiệp một, yêu mến cha mẹ và biết lo lắng giúp đỡ cho gia đình.

Trong Kinh Thánh Tân Ước, Phao Lô có gửi một thư tín cho Hội Thánh Phi Líp trong đó có một câu như sau: “Chớ lo phiền chi hết, nhưng trong mọi sự hãy dùng lời cầu nguyện, nài xin và sự tạ ơn mà trình các sự cầu xin của mình cho Đức Chúa Trời.” Phi Líp 4: 6. Điều này khiến tôi liên tưởng đến ông bà Am-ram trước khi thả con của mình bên bờ sông gần cung điện của Pha-ra-ôn chắc chắn ông bà đã hiệp nhau lại cầu nguyện với Đức Chúa Trời xin Chúa gìn giữ bảo vệ con trai của ông bà và ban cho nó sự sống để nó hầu việc Chúa. Hoàn cảnh càng khó khăn bao nhiêu càng khiến cho những người có đức tin cầu nguyện với Đức Chúa Trời bấy nhiêu. Mối dây liên hệ giữa Đức Chúa Trời và con người là mối dây bền chặc từ đời nầy sang đời kia, từ những năm tháng thật xa xưa trong thời kỳ văn minh đồ đá, đồ đồng cho đến nền văn minh hiện đại. Chính nhờ sự tương giao mật thiết giữa con người và Đức Chúa Trời mà bất cứ trường hợp nào những người có đức tin đều vượt qua khỏi những khó khăn.

Công chúa của Pha-ra-ôn trong lúc ra bờ sông tắm nghe tiếng trẻ con khóc trong bụi lau sậy, công chúa sai những người hầu đến xem, họ thấy một đứa bé đang nằm trong cái rương đung đưa trên mặt nước, họ vớt lên đem đến cho công chúa xem. Công chúa nhìn thấy một em bé khôi ngô tuấn tú và những chiếc tả quấn chung quanh, công chúa nhận ra đây là đứa bé con của người Hê-bơ-rơ, công chúa động lòng thương xót. Trong lúc còn đang phân vân không biết phải giải quyết thế nào thì Mi-ri-am xuất hiện bên cạnh và nói: Tôi có nên đi kêu một người đàn bà Hê-bơ-rơ làm vú nuôi cho đứa bé nầy không? Công chúa ngay lập tức trả lời đi đi. Mi-ri-am mừng rỡ chạy về báo tin cho mẹ biết và dẫn bà đến chỗ công chúa. Công chúa nói: “Hãy đem đứa bé này về cho bú, ta sẽ trả công cho, đến khi lớn khôn hãy đưa nó vào cung điện Pha-ra-ôn cho ta.” Thật kỳ diệu vô cùng mọi việc Đức Chúa Trời ban phước vượt quá sự ao ước của gia đình ông bà Am-ram. Am-ram và Giô-kê-bết chỉ ao ước con họ được cứu sống, nhưng họ lại không ngờ họ được nuôi nấng con, và được quyền chăm sóc cho tới lớn, sau đó Môi se còn được vào cung điện của Pha-ra-ôn. Trong hoàn cảnh khó khăn bất cứ ai nương nhờ vào Đức Chúa Trời người ấy sẽ được sự giải cứu trọn vẹn. Muốn thật hết lòng.

                                                                                                Mục sư Nguyễn Quốc Dũng        

 

                    

 

 

 

 

 

 

 

 

Các bài khác :: CHỨNG NHÂN CHO NIỀM TIN
:: NỢ XẤU VÀ NỢ TỐT
:: ĐỜI SỐNG MỚI TRONG CHRIST
:: NIỀM TIN KHÔNG QUYẾT ĐỊNH BẰNG LỜI NÓI
:: HI VỌNG NƠI CHÚA

Liên hệ

Hội Thánh Baptist Công Bình 380/383 Phạm văn Hai P.5 Q. TB. TPHCM (ĐT: 38454061) Giờ nhóm CN: Sáng 8 giờ Chiều 6 giờ 30. Quản nhiệm Hội Thánh MS. Nguyễn Quốc Thịnh. ĐT: 38454061. Chủ nhiệm Mục vụ: MS. Nguyễn Quốc Dũng. ĐTDĐ 0938615997



Câu gốc hôm nay

“Vì vậy, Ngài phán rằng sẽ diệt chúng nó đi; Nhưng Môi-se, là kẻ Ngài chọn, đứng nơi triệt hạ trước mặt Ngài, đặng can gián cơn giận Ngài, e Ngài hủy diệt họ chăng.”. Thi Thiên 106: 23.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


» gửi email cho chúng tôi » xem thêm các hình ảnh khác » gửi câu hỏi cho chúng tôi