Năm Người Phụ Nữ...

Năm người phụ nữ quan trọng của giáo hội cải chánh mà bạn nên biết.

______________

                                                                                       Valerie Foucachon, ngày 15-10-2015.

Hầu hết con cái Chúa đều biết đến những nhân vật cải cách giáo hội có tên tuổi tại Âu Châu như Martin Luther, John Calvin, John Knox và nhiều nhân vật vĩ đại khác. Nhưng có nhiều người nam và nữ đã làm việc mở đường cho phong trào cải cách giáo hội. Tôi hân hạnh giới thiệu năm người phụ nữ phi thường trong giáo hội cải cách. Mỗi một phụ nữ đóng một vai trò quan trọng, hoặc là trong việc phổ biến các ý tưởng của cuộc cải cách, hoặc bằng cách sử dụng quyền lực chính trị của họ để bảo vệ các nhà truyền giáo các người dạy dỗ những tưởng nầy.

1. Marguerite de Navarre (1492-1549) Nhà ngoại giao:

Marguerite de Navarre thực sự là một người phụ nữ của thời đại Phục hưng (Renaissance). Bà là chị gái của vua Pháp nổi tiếng Francis đệ nhất, sinh ra cùng thời với Columbus khám phá châu Mỹ. Bà được Calvin viết lời đề tặng danh dự trong Viện Tôn Giáo Cơ Đốc của ông.

Bà trở thành hoàng hậu sau khi kết hôn với vua Navarre, Henry đệ tam, có quyền hạn cá nhân. Thừa hưởng giáo dục nổi trội là điều ít khi có vào thời này khi bà nhận được sự giáo dục gần giống với anh trai của bà là người được đào tạo để lên ngôi vua nước Pháp. Suốt cuộc đời, bà là một trong những người phụ nữ có học thức nhất nước Pháp, cũng như là một nhà ngoại giao đầy quyền lực, một trong những cố vấn gần gũi nhất với Đức vua, là người giỏi về văn chương và thần học. Trong thời gian hoàng đế Francis đệ nhất bị giam tại Tây Ban Nha, Marguerite thậm chí di hành một mình vào lãnh địa của kẻ thù để thương lượng với Charles V. hoàng đế thánh quốc La Mã để giải cứu Đức vua Francis đệ nhất. Trong thời gian nầy, thập niên 1520 bà có dịp tiếp xúc với các tác phẩm viết về cuộc cái cách. Sau đó bà bị bắt bớ bởi sức mạnh của Đại Học Sorbonne thuộc Công giáo La Mã về khuynh hướng Tin Lành cải cách trong những tác phẩm của chính bà. Một tác giả công bố bà có thể bị thiêu sống mà không được coi như chị của Đức vua. Từ việc bảo trợ tài chính việc bảo trợ của bà dành cho những nhà Thần học và việc nghiên cứu của họ, bà cũng dành nơi trú ẩn cho những người chạy trốn khỏi những cuộc bách hại trong đầu thế kỷ thứ mười sáu. Thậm chí có lúc bà đã che giấu cho John Calvin trong lúc chạy trốn khỏi Paris trước khi đến Geneva. Bà đã bảo trợ hoặc che chở nhiều người khác trong đó có Gerald Roussel, Lefevre d’Etapples, và Clement Marot. Mối quen biết qua thư từ của bà rất rộng từ Erasmus đến nhiều vị Giáo hoàng, từ Calvin đến nhiều nhà cải cách khác.

2. Marie Dantiere (1495- 1561) Cây roi chiếu sáng:

Trong số những phụ nữ có ảnh hưởng, Marie Dantiere có lẽ là một phụ nữ khuấy động sự tranh luận nhiều nhất vì những bài viết và những hành động khiêu khích của bà. Bà sinh ra trong một gia đình quý tộc, và sớm trở thành nữ tu viện trưởng trong một tu viện nữ tại nước Bỉ. Bà bỏ tu viện ra đi sau khi tiếp xúc với những tư tưởng cải cách, bà đi du lịch đầu tiên đến Strasbourg nơi bà kết hôn với một tu sĩ cải cách, rồi sau đó cả hai đến Geneva. Những hoạt động của bà khá phong phú, bà đi vận động những nữ tu tham gia vào phong trào cải cách và tìm chồng. Bắt đầu từ trường nữ trung học bà cùng với chồng viết về lịch sử Geneva thoát khỏi công giáo La mã. Ngay cả trao đổi thư từ qua lại với bà Marguerite de Navarre. Vào thời ấy Calvin có lời phê phán  về những quan điểm dùng lời nói của bà. Điều này được nói đến trong một bức thư của ông về việc phê bình bà đứng trước một đám đông tại một góc đường của thành phố Geneva, dường như đang phê bình các vị mục sư cải cách của thành phố trong đó có cả Calvin. Tuy nhiên vào lúc cuối đời bà đã viết lời tựa cho một trong những bài giảng của Calvin về sự khiêm nhường – Đây là việc khó khăn khi ông yêu cầu một phụ nữ mà ông không tôn trọng – Theo tôi có lẽ bà vẫn giữ đức tính can đãm nhưng có nhiều thay đổi quan niệm theo thời gian tuổi tác dẫn đến việc bà được Calvin mời viết lời đề tựa. Bà Marie Dantiere là người cứng cõi đã không ngại làm chứng cho những nữ tu hay viết về thần học.  

3. Argula Von Grumbach (1492 – 1554) Người có tài hùng biện:

Bà sinh năm 1492 trong gia đình quý tộc ở Bavaria. Nổi tiếng khi viết một lá thư cho phân khoa Thần Học của Đại Học Đức quở trách và thách thức khoa trưởng và viện trưởng về việc xét xử của họ bắt buộc một sinh viên phải chối bỏ đức tin của cậu ta nơi giáo hội Lutheran. Bà xem việc nêu quan điểm công khai của mình là việc cần thiết mà không ai muốn làm điều này – Việc xuất hiện công khai nói lên những sai quấy và chống lại việc xử oan sai cho sinh viên. Ngay cả bà thách cả khoa thần học tranh luận về giáo lý bằng những câu hỏi.

4. Olympia Morata (1526-1555) Một phụ nữ trí thức:

Tôi phải thừa nhận Olympia Morata là một người phụ nữ mà tôi yêu thích hơn tất cả trong số những phụ nữ này. Cuộc sống ngắn ngủi của cô là một bi kịch nhưng làm chứng tuyệt vời cho đức tin của cô và trình độ học hỏi sâu rộng thật đáng kính phục của cô. Cha cô là một học giả người Ý, đã mang cô theo năm cô mười hai tuổi để làm gia sư và đồng bạn với tiểu thư Anna d’Este of Ferrara người sau này là vợ của Quí ông Công tước Francis (François, Duc de Guise).

Trong suốt thời gian của cô tại tòa án Ferrara, cô đã được mời thuyết trình trước tòa bằng tiếng La-tinh và tiếng Hi-lạp. Sau khi rời tòa án để chăm sóc sức khỏe cho cha già yếu, cô từ bỏ quyền lợi của một công nương. Dường như trong thời gian này cô đã nhận thức về tội lỗi, trước đây cô nương tựa nhiều vào sự khôn ngoan thông thái cùng với lòng yêu thích văn chương và triết học rộng mở trong cô, bây giờ cô được tỉnh thức trong lòng về một đức tin sống động và lẽ thật về Chúa Giê Su Christ, điều này đã đánh dấu bước ngoặc trong cuộc đời của cô. Cũng trong thời gian nầy một bậc thầy về nhân văn yêu thích văn chương, Tiến sĩ Andrea Grunthler người Đức thuộc phái cải cách đã tìm đến với cô để ngỏ lời cầu hôn, cô được yêu cách say đắm, và họ kết hôn với nhau vào khoảng năm 1550. Cuộc sống không dễ dàng khi vợ chồng cô trở lại nước Đức nơi chồng cô hi vọng sẽ tìm được chỗ đứng trong Đại Học. Họ đã gặp bách hại, ngay cả bị bắt bỏ tù, sau đó họ trốn thoát, cuối cùng họ tìm được bình yên tại thành phố Heidelberg. Vì hoàn cảnh như vậy nên ảnh hưởng đến sức khỏe của bà, nên khi các đại biểu Palatine trao tặng cho bà một vị trí đáng kinh ngạc trong việc giảng dạy tại Đại Học, bà đã kiệt lực. Sau đó không lâu bà đã qua đời, tiếp theo là chồng và em trai của bà. Đức tin của bà Olympia dường như lớn lên mạnh mẽ hơn xuyên qua từng trãi cuộc đời và những thử thách mà bà phải chịu đựng. Trong suốt cuộc đời mình bà đã viết những bài văn đối thoại bằng tiếng La-tinh và Hi-lạp (Bao gồm những lá thư tình bằng tiếng La-tinh cho chồng), một thi thiên phổ biến bằng tiếng Hi-lạp và nhiều tác phẩm khác. Quí ông Theodore de Beze nhà thần học và nhân sĩ cải cách nổi tiếng viết điếu văn cho bà. Cuộc đời ngắn ngủi nhưng trung thành của bà được tóm tắt đặc sắc trong những lời tự truyện như sau: “Không có phần thế giới nào quá xa đến nỗi chúng ta không vui sướng sống trong nó, nếu chúng ta có thể phục vụ Đức Chúa Trời nơi đó với sự tự do của lương tâm trọn lành.”

Jeanne d’Albret (1528-1572) – Chính trị gia:

Một trong những phụ nữ nổi tiếng hơn của giáo hội cải cách Pháp là Jeanne d’Albret con gái của Marguerite de Navarre, Jeanne d’Albret là mẹ của vị vua Pháp tương lai, Hennry đệ tứ. Bà là người có ý chí mạnh mẽ và cứng đầu từ thời thơ ấu, những phẩm chất chuẩn bị cho bà trở thành lãnh tụ không khoan nhượng của phong trào Huguenot. Cô nổi tiếng ngay thẳng, có nhiều giai thoại quanh cuộc hôn nhân giữa cô với Công tước của Cleves nước Đức. Lúc cô mới mười một tuổi cô đã buộc phải làm lễ kết hôn nhưng cô đã xin nhà Vua cho cô viết một bản hôn ước chính thức có đầy đủ người làm chứng và chữ ký được loan báo cách minh bạch công khai trước ngày đám cưới, gần đám cưới lập lại lần nữa và đến ngày hôn lễ mọi việc phải được thực hiện đúng như những điều cô đã viết xuống. Hôn lễ không thể thực hiện vì tuổi trẻ của cô và việc thay đổi dòng chảy chính trị lúc bấy giờ. Việc một cô gái mới mười một tuổi đã thuyết phục được cha, mẹ, và ngay cả nhà vua ít nữa là điều đáng nể phục. Làm sao một cô gái lại có thể có cách cư xử như một người trưởng thành? Tính cách trưởng thành của Jeanne nhận từ giáo hội Cải Cách khác với mẹ của cô Marguerite de Navarre. Mẹ của Jeanne ủng hộ cho giáo hội Cải Cách kín đáo, phần lớn thông qua đường lối ngoại giao, nhưng Jeanne đứng hẳn sang phía những người Tin Lành và công khai chiến đầu cho giáo hội Cải Cách ngay sau khi cha mẹ cô vừa qua đời. Cô bị đưa ra tòa với tư cách là một người lãnh đạo quan trọng trong phong trào Huguenots bởi chồng cũ là người công giáo và quân đội chống lại người Huguenots. Cô để lại một câu trả lời nổi tiếng cho hoàng đế Philip đệ nhị Vua nước Tây Ban Nha khi bị Vua này áp lực: “Mặc dầu tôi chỉ là một công chúa nhỏ, Đức Chúa Trời đã ban cho tôi chính phủ của nước nầy, vì vậy tôi có thể tuân theo luật lệ giống với Phúc Âm và dạy dỗ luật lệ của Ngài. Tôi nương dựa vào Đức Chúa Trời là Đấng có quyền hơn Vua nước Tây Ban Nha.” Jeanne đã lập nhiều chính sách cải cách trong vương quốc Navarre và đã bảo trợ cho bản dịch Tân Ước trở thành bản ngữ của dân xứ Basque.

                                                                                                Mục sư Nguyễn Quốc Dũng

(Chuyển ngữ từ Website: romanroads.media.com)

         

 

Các bài khác :: CHỨNG NHÂN CHO NIỀM TIN
:: NỢ XẤU VÀ NỢ TỐT
:: ĐỜI SỐNG MỚI TRONG CHRIST
:: NIỀM TIN KHÔNG QUYẾT ĐỊNH BẰNG LỜI NÓI
:: HI VỌNG NƠI CHÚA

Liên hệ

Hội Thánh Baptist Công Bình 380/383 Phạm văn Hai P.5 Q. TB. TPHCM (ĐT: 38454061) Giờ nhóm CN: Sáng 8 giờ Chiều 6 giờ 30. Quản nhiệm Hội Thánh MS. Nguyễn Quốc Thịnh. ĐT: 38454061. Chủ nhiệm Mục vụ: MS. Nguyễn Quốc Dũng. ĐTDĐ 0938615997



Câu gốc hôm nay

“Vì vậy, Ngài phán rằng sẽ diệt chúng nó đi; Nhưng Môi-se, là kẻ Ngài chọn, đứng nơi triệt hạ trước mặt Ngài, đặng can gián cơn giận Ngài, e Ngài hủy diệt họ chăng.”. Thi Thiên 106: 23.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


» gửi email cho chúng tôi » xem thêm các hình ảnh khác » gửi câu hỏi cho chúng tôi