Phúc Âm Thịnh Vượng là gì?
Sự khác biệt giữa ơn phước phát triển & phúc âm thịnh vượng
Ơn phước Đức Chúa Trời ban cho phát triển khác với Phúc âm thịnh vượng mà một số hệ phái ngày nay chủ trương. Để biết được Phúc âm thịnh vượng là gì? xin theo dõi bài giải thích của trang web GotQuestion.com sau đây: " Kinh Thánh nói gì về Phúc âm thịnh vượng?"
Trong Phúc âm thịnh vượng cũng được biết đến như “Lời của đức tin”, những tín đồ đã nói họ dùng lời Chúa. Nhưng sự thật trong Kinh Thánh Cơ Đốc giáo chỉ có ngược lại, Đức Chúa Trời sử dụng người có đức tin . Lời của đức tin hay thần học thịnh vượng xem Đức Thánh Linh như là quyền năng phục vụ cho bất cứ điều gì theo ý muốn của tín đồ. Kinh Thánh dạy Đức Thánh Linh là một thân vị giúp cho các người có đức tin làm theo ý muốn của Đức Chúa Trời. Phong trào Phúc âm thịnh vượng gần giống với các giáo phái tham lam phá hoại đã xâm nhập vào Hội Thánh đầu tiên. Phao Lô và các sứ đồ khác đã không dễ dãi hoặc hòa đồng với các giáo sư giả là những người truyền bá tà thuyết đó. Họ đã xác định chúng là những giáo sư giả nguy hiểm và kêu gọi các Cơ Đốc nhân tránh xa họ ra.
Phao Lô đã cảnh cáo những người như vậy trong thư I Ti-mô-thê 6:5; 9-11. Những người nầy có “Tâm thần sai lạc” đã nghĩ rằng sự tin kính là phương tiện của lợi lộc và lòng ham muốn giàu sang của họ là cái bẫy đem họ “vào trong sự tàn phá và hủy hoại” (c.9) Việc theo đuổi sự giàu có là con đường nguy hiểm cho nhiều Cơ Đốc nhân mà Đức Chúa Trời đã cảnh cáo về điều này: “Bởi chưng sự tham tiền bạc là cội rễ mọi điều ác, có kẻ vì đeo đuổi nó mà bội đạo, chuốc lấy nhiều điều đau đớn.” c.10. Nếu giàu có là mục tiêu hợp lý của lòng kính sợ Đức Chúa Trời, Chúa Giê Su đã theo đuổi nó. Nhưng Ngài đã không làm, hãy xem việc chọn lựa của Chúa, Ngài không có chỗ gối đầu thay vì giàu có (Mat 8:20) và Ngài dạy dỗ các môn đồ phải làm như thế. Nên nhớ rằng chỉ có một môn đồ duy nhất là Giu Đa Ích-ca-ri-ốt mới liên lụy đến sự giàu có.
Phao Lô đã nói sự tham lam là thờ hình tượng (Ê-phê-sô 5:5) và ông đã hướng dẫn Hội Thánh Ê-phê-sô tránh xa bất cứ ai mang sứ điệp vô đạo đức hoặc tham lam. (Ê-phê-sô 5: 6-7) Giảng dạy thịnh vượng ngăn cản Đức Chúa Trời làm việc bởi chính Ngài, nghĩa là Đức Chúa Trời không phải Chúa của mọi sự, bởi vì Ngài không thể làm cho đến khi chúng ta đề xuất Ngài làm như thế.
Đối với giáo lý Lời của đức tin, Đức tin không phải là niềm tin phục tùng vào Đức Chúa Trời; Đức tin là một công thức để họ vận dụng những luật thuộc linh mà những giáo sư thịnh vượng tin rằng nó đang cai quản vủ trụ. Như danh xưng “Lời của đức tin” nói lên. Phong trào này dạy rằng đức tin là vấn đề của “những gì chúng ta nói” nhiều hơn chúng ta tin vào ai hay tin vào những sự thật gì chúng ta nắm lấy và khẳng định trong lòng chúng ta.
Một thuật ngữ yêu thích trong phong trào “Lời của đức tin” là “Tích cực xưng nhận”. Điều này xem những việc dạy dỗ bằng lời của chính họ tạo ra quyền năng. Những giáo sư Lời của đức tin công bố rằng những gì anh nói quyết định mọi điều xảy ra với anh. Những lời xưng nhận của anh, đặc biệt là những nhu cầu mong ước anh đòi hỏi Chúa, anh phải trình bày cách mạnh dạn và không lay chuyển. Sau đó Đức Chúa Trời bắt buộc phải trả lời (giống như con người có thể đòi hỏi bất cứ điều gì của Đức Chúa Trời vậy). Từ chỗ đó năng lực ban phước của Đức Chúa Trời coi như đang ở trên đức tin của chúng ta. Gia Cơ 4:13-16 có sự đối nghịch rất rõ về sự dạy dỗ này: “Hỡi anh em, là kẻ nói rằng: Hôm nay hoặc ngày mai, ta sẽ đi đến thành kia, ở đó một năm, buôn bán và phát tài, - song ngày mai sẽ ra thế nào, anh em chẳng biết! Vì, sự sống của anh em là chi? Chẳng qua như hơi nước, hiện ra một lát rồi lại tan ngay.” Từ những gì đang nói thành hiện thực trong tương lai còn xa vời, chúng ta không biết ngày mai sẽ mang lại điều gì cho chúng ta thậm chí cho dầu chúng ta vẫn còn sống.
Thay vì phải căng thẳng xem sự giàu là quan trọng, lời Chúa cảnh báo việc theo đuổi nó. Những người tin Chúa, đặc biệt là những người lãnh đạo trong Hội Thánh (1 Tim 3:3) phải tránh xa khỏi lòng yêu tiền bạc (Hê 13:5) Lòng yêu tiền bạc dẫn đến vô số điều ác (1 Tim 6:10) Chúa Giê Su đã cảnh tỉnh: “Hãy giữ cẩn thận, chớ hà tiện gì hết; vì sự sống của người ta không phải cốt tại của cải mình dư dật đâu.” (Lu 12:15) Sự tương phản sắc nét với Lời của đức tin nhấn mạnh về việc gom góp tiền bạc và tài sản trong đời nầy, Chúa Giê Su đã nói: “Các ngươi chớ chứa của cải ở dưới đất, là nơi có sâu mối, ten rét làm hư, và kẻ trộm đào ngạch khoét vách mà lấy.” (Mat 6:19) Sự mâu thuẩn không thể hòa hợp được giữa sự dạy dỗ giàu sang và Phúc âm của Chúa Giê Su Christ chúng ta được tổng kết lại bằng lời của Chúa Giê Su trong sách Ma-thi-ơ 6:24 “Các ngươi không thể vừa phục vụ Đức Chúa Trời lại vừa phục vụ tiền bạc.”
Chuyển ngữ Mục sư Nguyễn Quốc Dũng
Các bài khác
:: CHỨNG NHÂN CHO NIỀM TIN
:: NỢ XẤU VÀ NỢ TỐT
:: ĐỜI SỐNG MỚI TRONG CHRIST
:: NIỀM TIN KHÔNG QUYẾT ĐỊNH BẰNG LỜI NÓI
:: HI VỌNG NƠI CHÚA
|