Tình thương con của một người mẹ

 Tôi đã cầu nguyện để được đứa trẻ nầy, và Đức Giê-hô-va đã nhậm lời tôi khẩn xin Ngài.  Vì vậy, tôi hiến dâng nó cho Đức Giê-hô-va; nó thuộc về Đức Giê-hô-va trọn đời.”

Rồi cậu bé Sa-mu-ên thờ phượng Đức Giê-hô-va tại đó. I Samuên 1 :27,28

 

Người mẹ nào cũng thương con, nhưng cách thể hiện tình thương với con không có người nào giống người nào. Có người cưng chiều con, có người đánh mắng con, có người dạy dỗ con rất dịu dàng… Nhưng hiếm có bà mẹ nào thương con nhưng lại dâng con mình cho Đức Chúa Trời và để nó sống trong đền thờ của Chúa trong khi đó là đứa con đầu lòng. Hình ảnh bà mẹ hiếm có này được ghi lại trong Kinh Thánh sách Sa-mu-ên thứ nhất chương thứ nhất. Đây là mẹ của Sa-mu-ên một tiên tri nổi tiếng của dân Y-sơ-ra-ên trong giai đoạn trước khi có nền quân chủ chuyên chế.

 

Người mẹ thương con muốn con trở nên một người đạo đức đó là người mẹ thành công. Nhiều người trong cuộc đời mong muốn cho con thành công theo các tiêu chuẩn thế tục như giàu sang, địa vị cao, nổi tiếng…Nhưng mẹ của Sa-mu-ên không dạy dỗ con theo con đường danh vọng hay trở nên một đại gia hào kiệt. Bà An ne biết trên con đường danh vọng và tiền bạc có biết bao cạm bẫy mà ít có người vượt qua trước khi thành danh hoặc giàu có. Cạm bẫy phổ biến nhất trên con đường danh vọng là luồn cúi và không giữ lời hứa, mẹ của Sa-mu-ên nếu muốn cho con mình được thành danh theo cách đời thường có lẽ bà sẽ đến gặp thầy tế lễ thượng phẫm Hê Li nộp cho ông một lễ vật thật lớn nhờ ông dâng một tế lễ cho Chúa để bà hoàn tất lời hứa nguyện với Đức Giê Hô Va mà không cần dâng đứa con đầu lòng yên quí của bà cho Chúa. Nếu chồng bà thương vợ, thương con mà có lời khuyên như thế bà có nên nghe lời không? Việc này là việc phổ biến từ thời xưa đến nay, nếu bà làm vậy cũng không ai có thể trách móc bà. Nhưng bà thương con theo tấm lòng của một người mẹ đặt đạo đức lên hàng đầu, bà đã từ chối mọi khuynh hướng cám dỗ để thực hiện cho đúng lời hứa nguyện cho thấy sự mạnh mẽ và trung tín của một người mẹ. Cá tính này giúp cho con trai của bà có những cá tính giống như vậy, Sa-mu-ên lớn lên trở thành một nhà lãnh đạo thanh liêm của dân Y-sơ-ra-ên mà Kinh Thánh ghi lại như sau: “Nầy, tôi đứng đây. Hãy làm chứng cho tôi trước mặt Đức Giê-hô-va và trước người được xức dầu của Ngài: Tôi có bắt bò hoặc bắt lừa của ai không? Tôi có lừa dối ai không? Tôi có áp bức ai không? Tôi có nhận của hối lộ nơi tay ai để vì nó mà nhắm mắt lại không? Nếu có, thì tôi sẽ trả lại cho anh em.” Họ đáp: “Ông không lừa dối chúng tôi, không áp bức chúng tôi, và không lấy bất cứ vật gì từ tay của ai cả.” Ông nói tiếp: “Đức Giê-hô-va làm chứng cho anh em, và người được xức dầu của Ngài cũng làm chứng rằng hôm nay anh em không tìm thấy gì trong tay tôi.” Họ đáp: “Nguyện Ngài làm chứng cho!” I Sa-mu-ên 12 :3-5

 

Người mẹ thương con nhờ đức tin và trung tín với lời hứa nguyện trước Chúa trở thành người mẹ khôn ngoan. Bà An-ne không hề biết trước vài mươi năm về sau con bà trở nên một nhân vật được kính trọng, có quyền lực cao nhất trong nước. Nhiều người có thể tin con nhưng không có đức tin vào Đức Chúa Trời, những người mẹ thương con nên tin con hơn tất cả là điều hết sức nguy hiểm, có những bà mẹ vì thương con nên tin con tuyệt đối hay bị những đứa con lường gạt và trở nên đồng lõa với những điều sai trái. Nhưng đức tin của một người mẹ thương con khi người mẹ nương dựa vào Đức Chúa Trời, nhờ Chúa giúp cho con trở nên người tốt, nhờ đức tin vào Chúa bảo đãm cho con cái không làm những điều tội lỗi hay phạm vào những sai lầm trong cuộc sống. Một người mẹ có đức tin nơi Chúa không bênh vực cho những sai trái của con và không đổ lỗi cho hoàn cảnh. Điều này đã thể hiện trong đức tin của bà An ne. Chắc rằng bà An ne đã nghe rất nhiều về những tội lỗi và sự hoang đàng của hai con trai thầy tế lễ Hê Li nhưng bà không sợ gởi “Trứng cho ác” khi bà giao con trai của mình cho thầy tế lễ Hê Li chăm sóc. Vào lúc này có lẽ thầy tế lễ Thượng Phẫm Hê Li đã góa vợ nên không thấy Kinh Thánh đề cập đến mẹ của Hóp Ni và Phi Nê A, những đứa con của thầy tế lễ Hê Li hư hỏng vì không có tình thương của mẹ, vậy bà An ne suy nghĩ thế nào khi đem con của mình lên đền thờ nơi con của bà sẽ có những ảnh hưởng không tốt của hai con trai thầy tế lễ Hê Li? Đức tin của bà An ne thật rõ ràng, tình thương của mẹ là một việc nhưng tình thương của Đức Chúa Trời có ý nghĩa cao cả hơn. Đức Chúa Trời không bao giờ lìa bỏ những kẻ biết kính sợ Chúa, vâng lời Ngài.

 

Tình thương con của bà An ne do lòng đạo đức của một phụ nữ bình thường cùng với đức tin tuyệt đối vào Đức Chúa Trời mà Sa-mu-ên, con bà đã được Đức Chúa Trời hướng dẫn dạy dỗ từ lúc nhỏ cho đến khi lớn theo như lời Kinh Thánh ghi lại: “Sa-mu-ên khôn lớn, Đức Giê-hô-va ở với người: Ngài không để một lời nào của người ra vô ích. Toàn thể Y-sơ-ra-ên, từ Đan cho đến Bê-e Sê-ba, đều biết rằng Sa-mu-ên được lập làm nhà tiên tri của Đức Giê-hô-va. Đức Giê-hô-va tiếp tục hiện ra tại Si-lô; vì tại đó, Đức Giê-hô-va mặc khải cho Sa-mu-ên qua lời của Ngài.”       I Sa-mu-ên 3:19-21. Cuộc đời của con cái phần lớn đều nhờ vào tình thương của cha mẹ dành cho chúng, nhưng phần quyết định ảnh hưởng nhiều hơn thuộc về người mẹ nên mới có câu tục ngữ ca dao: “Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà”. Cha mẹ đều yêu thương con cái, nhưng lời Chúa luôn nhắc nhở khuyên lơn những người mẹ nên yêu thương con cái đúng nghĩa và lấy tình yêu thương nhờ cậy Chúa, những bà mẹ biết đâu trong hai mươi năm sau sẽ có những đứa con được Đức Chúa Trời sử dụng trở thành những người hữu ích cho cuộc sống nhiều người. Kết luận của bài học này tôi có thể nói về chính gia đình của tôi: Ngân quỹ của gia đình tôi hai phần ba chi phí ổn định trong gia đình do con trai lớn làm việc tại Mỹ gởi về cho mẹ phụ giúp chi tiêu trong nhà hàng tháng. Cầu xin Chúa cho tất cả các gia đình đều có những người mẹ yêu thương con cái và tin cậy tuyệt đối vào tình thương của Chúa trên trời. Muốn thật hết lòng!

 

                                                                                                Viết nhân Ngày của Mẹ

                                                                                           Mục sư Nguyễn Quốc Dũng  

Các bài khác :: TIN VÀO LỜI CHÚA
:: VỮNG LÒNG BỀN CHÍ TRÔNG ĐỢI NƠI CHÚA
:: ĐỨC TIN TỪ CẠN ĐẾN SÂU
:: TRÔNG CẬY SỰ CÔNG BÌNH CỦA CHÚA TRỜI
:: TRANG BỊ TÂM LINH

Liên hệ

Hội Thánh Baptist Công Bình 380/383 Phạm văn Hai P.5 Q. TB. TPHCM (ĐT: 38454061) Giờ nhóm CN: Sáng 8 giờ Chiều 6 giờ 30. Quản nhiệm Hội Thánh MS. Nguyễn Quốc Thịnh. ĐT: 38454061. Chủ nhiệm Mục vụ: MS. Nguyễn Quốc Dũng. ĐTDĐ 0938615997



Câu gốc hôm nay

“Vì vậy, Ngài phán rằng sẽ diệt chúng nó đi; Nhưng Môi-se, là kẻ Ngài chọn, đứng nơi triệt hạ trước mặt Ngài, đặng can gián cơn giận Ngài, e Ngài hủy diệt họ chăng.”. Thi Thiên 106: 23.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


» gửi email cho chúng tôi » xem thêm các hình ảnh khác » gửi câu hỏi cho chúng tôi