Chứng Nhân Cho Chúa

             Một trong những luật sư Mỹ vĩ đại nhất trong quá khứ là Simon Greenleaf, người đã viết một trong những tác phẩm quan trọng nhất về luật chứng cớ và đã từng được xuất bản bằng tiếng Anh. Tác phẩm “Chuyên luận về Luật Chứng Cớ” của ông đã vượt trội về chủ đề này trong gần một trăm năm. Tác phẩm này đã tồn tại qua mười sáu phiên bản. Khi còn là một luật sư rất chín chắn ở độ tuổi sáu mươi ba, chỉ bảy năm trước khi ông ấy qua đời, Simon Greenleaf xuất bản một bộ sách trong đó ông đã kiểm tra bằng chứng của bốn chứng nhân viết về Chúa Giê Su. Ông đã dùng luật chứng cớ được sử dụng trong tòa án công lý của thế giới văn  minh. Ông nói: "Nghề của chúng tôi dẫn chúng tôi đi khám phá những mê cung của sự dối trá, phát hiện các âm mưu, đâm xuyên mạng che mặt dày của nó, theo dõi và vạch trần các ngụy biện, so sánh lời khai của các nhân chứng khác nhau trong một mức độ nghiêm trọng, khám phá sự thật và tách nó ra khỏi sai lầm." Trong quyển sách dài năm trăm bốn mươi ba trang, Simon Greenleaf đưa ra kết luận rằng các sách Phúc Âm là hoàn toàn đáng tin cậy và rằng bốn chứng nhân viết ra sách không thể nào nói dối về Chúa Giêsu vì các bằng chứng của họ đã nói lên tất cả sự thật.

 

Chứng nhân cho Chúa không phải ngày nay mới có, hàng ngàn năm trước từ ngày Chúa Giê Su đến thế gian bắt đầu sứ mạng rao giảng về nước Trời đã có nhiều môn đồ làm chứng nhân cho Chúa. Người dùng ân tứ lời nói, người dùng quyền phép của Đức Thánh Linh, người dùng ngòi bút, người dùng đời sống thành đạt, người hi sinh cuộc đời.v.v...Lịch sử thế giới phát triển từ những người ham thích trở nên chứng nhân cho Chúa Giê Su. Hội Thánh đầu tiên có nhiều người sẵn sàng hi sinh cuộc đời để làm chứng nhân cho Chúa. Trãi qua nhiều triều đại của các hoàng đế La-mã những Cơ Đốc nhân bị giết vì đức tin vào Chúa Giê Su vô số kể. Tiếp theo thời kỳ bắt bớ là thời kỳ vàng son, nhiều Cơ Đốc nhân đã dâng cho Chúa những tài năng ân tứ của mình tạo ra nhiều tác phẩm nổi tiếng trên thế giới trong các lãnh vực nghệ thuật, văn chương. Tuy nhiên qua khỏi thời kỳ vàng son, Cơ Đốc giáo bước vào thời kỳ ám thế, những chứng nhân cho Chúa không phải bị bắt bớ bởi các vị vua chúa mà bị hành hình bởi những tòa án giáo hội được tạo ra bởi những thế lực đen tối. Trong thời kỳ tối tăm của giáo hội những chứng nhân cho  quyền lực của triều đình đứng ra nhận trách nhiệm truyền đạo. Mỗi khi đi xâm chiếm thuộc địa, có những đoàn truyền giáo được chuẩn bị để nhằm phục vụ cho mục đích xâm lược. Trong thời kỳ này những chứng nhân thật sự làm chứng cho Chúa nhưng đi ngược lại với quyền lợi của các bậc vua chúa sẽ bị tòa án giáo hội xử là dị giáo và bị hành hình, có người lên giàn hỏa, có người bị chém đầu, có người bị giam vào ngục tối suốt đời.v.v...Đến thời kỳ cải cách-Trong ngôn từ Tôn giáo không dùng từ cách mạng hay kháng cách - những chứng nhân cho Chúa phải vượt qua giai đoạn bị bắt bớ hãm hại bởi chính Cơ Đốc giáo. Matin Luther một lãnh đạo trong những nhóm cải cách tại Châu Âu bị kết tội như một người kháng cách, vì ngoài tầm ảnh hưởng trong tôn giáo ông còn có tầm ảnh hưởng sâu rộng trong tầng lớp quần chúng. Matin Luther đã bị tòa án của Giáo hoàng kết tội thệ phản và truy sát ông cho tới cùng. Đồng thời lúc ấy bất cứ nơi nào có những người rời bỏ hệ thống tổ chức của Giáo hội La-mã đều bị qui vào tội thệ phản, những người này thường gặp nguy hiểm tính mạng. Những cuộc giết chóc do người Công giáo đối với những người cải cách (Tin Lành) xảy ra thường xuyên, vào ngày 11 tháng 9 năm 1572  là ngày kỷ niệm thánh Barthélemi tại Paris thủ đô nước Pháp bắt đầu xảy ra cuộc thãm sát những người Tin Lành sau đó lan rộng ra khắp các thành phố trên nước Pháp số người chết lên đến hàng trăm ngàn người kể cả đàn bà và trẻ em.

 

Với bề dầy lịch sử, chứng nhân cho Chúa phải đương đầu với biết bao khó khăn nguy hiểm nên chứng nhân cho Chúa trong thời hiện đại rút ra một bài học rất lớn là tránh xa những quyền hành và bạo lực của trần gian, Chúa Giê Su căn dặn với các môn đồ: “Ai dùng gươm sẽ chết vì gươm”. Tất cả những Cơ Đốc nhân dựa vào quyền thế và bạo lực của thế gian mở rộng vương quốc Đức Chúa Trời đều bị hư mất. Những chứng nhân thật sự của Chúa ngày nay là những người mở rộng vương quốc của Chúa bằng tình yêu thương và hi sinh, những việc làm này sẽ tồn tại mãi mãi như lời Chúa nói “Tình yêu thương chẳng hề hư mất bao giờ” (I Cô-rinh-tô  13:8). Những chứng nhân yêu thương con người ngày nay đều có mẫu mực giống với những chứng nhân của Hội Thánh đầu tiên. Hội Thánh thật là một Hội Thánh bày tỏ nếp sống chân thật của những tín hữu yêu chuộng sự thanh cao thánh sạch, không màng danh lợi quyền. Chứng nhân cho Chúa là những người chăm lo cho gia đình có một đời sống tin kính đạo đức hơn là chăm lo lợi ích nhóm (bè đảng, giáo phái, cục bộ). Chứng nhân cho Chúa từ bỏ khỏi chính mình tính tham lam dối trá và làm gương cho gia đình trong điều này. Chứng nhân cho Chúa không lợi dụng danh Chúa để lừa gạt anh chị em trong cùng đức tin. Chứng nhân cho Chúa không để bản tánh hung hăng dữ tợn che mất tính hiền lành nhu mì như gương của Chúa Giê Su. 

 

Chứng nhân cho Chúa ngày nay trở về với nguyên tắc của Kinh Thánh và nhận lấy quyền phép của Đức Thánh Linh mới có thể thật sự làm một người được Chúa dùng vào công việc phát triển vương quốc của nước trời.

                                                                             Mục sư Nguyễn Quốc Dũng          

Các bài khác :: TIN VÀO LỜI CHÚA
:: VỮNG LÒNG BỀN CHÍ TRÔNG ĐỢI NƠI CHÚA
:: ĐỨC TIN TỪ CẠN ĐẾN SÂU
:: TRÔNG CẬY SỰ CÔNG BÌNH CỦA CHÚA TRỜI
:: TRANG BỊ TÂM LINH

Liên hệ

Hội Thánh Baptist Công Bình 380/383 Phạm văn Hai P.5 Q. TB. TPHCM (ĐT: 38454061) Giờ nhóm CN: Sáng 8 giờ Chiều 6 giờ 30. Quản nhiệm Hội Thánh MS. Nguyễn Quốc Thịnh. ĐT: 38454061. Chủ nhiệm Mục vụ: MS. Nguyễn Quốc Dũng. ĐTDĐ 0938615997



Câu gốc hôm nay

“Vì vậy, Ngài phán rằng sẽ diệt chúng nó đi; Nhưng Môi-se, là kẻ Ngài chọn, đứng nơi triệt hạ trước mặt Ngài, đặng can gián cơn giận Ngài, e Ngài hủy diệt họ chăng.”. Thi Thiên 106: 23.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


» gửi email cho chúng tôi » xem thêm các hình ảnh khác » gửi câu hỏi cho chúng tôi